Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

 6 Cách chữa ù tai khi bị nước vào đơn giản hiệu quả

Vào những tháng mùa hè, việc nước vào tai khi đi tắm nhất là tắm bể bơi gây ra rất nhiều phiền toái. Nước vào trong tai mới đầu chỉ gây cảm giác khó chịu, Nhưng nếu chủ quan không lấy hết nước ra hay để thời gian quá lâu có thể gây nên những hậu quả là tình trạng viêm cấp ống tai ngoài gây sưng tấy và ù tai.hay còn gọi là bệnh viêm tai ngoài cấp tính. 

Với một vài thủ thuật nhỏ sau đây, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn nước trong tai sau khi tắm hoặc bơi. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện không đạt được hiệu quả thì nên đến gặp bác sỹ để xử trí càng sớm càng tốt.

Bị nước vào tai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, khi bị nước vào tai, nếu là nước sạch thì thường ban đầu chỉ gây cảm giác khó chịu khi có dòng nước róc rách trong ống tai của mình. Tuy nhiên, nếu nước không phải nước sạch thì có thể gây ngứa ngáy, có thể gây kích ứng da vùng ống tai gây nóng rát, khó chịu.

nuoc-vao-tai
Tai bị nước vào 


Dù là nước sạch hay bẩn mà không được lấy ra và làm sạch thì khả năng cao sẽ gây viêm nhiễm. Ban đầu vi khuẩn trong nước sẽ sinh sôi gây viêm ống tai ngoài với cảm giác ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là những âm thanh lạ trong tai. Nếu để lâu nữa vi khuẩn đi qua lớp màng nhĩ vào tới tai giữa gây viêm và gây ù tai, đau tai, chảy định... Vì vậy cần có cách xử trí trong vấn đề nước vào tai để tránh hậu quả không đáng có.

6 cách chữa ù tai khi bị nước vào hiệu quả

Cách này tạo một cái máy hút chân không nhân tạo bằng cách úp một bàn tay vào bên tai bị đọng nước sau đó nghiêng một chút sang bên bị vào nước, sau đó dùng lòng bàn tay còn lại đập đập cho đến khi nước trong tai chảy ra. Không làm cùng lúc với bên tai còn lại vì có thể làm nước chảy ngược lại vào trong. Đây là cách đơn giản, dễ làm.

Ngoài ra, nếu dùng bàn tay không hiệu quả thì có thể dùng ngón tay bạn có thể dùng cách khác là nghiêng đầu sang bên tai bị vào nước, cho một ngón tay vào tai, ấn sâu và rút ra đột ngột, nước trong tai sẽ rút ra thật nhanh. Có một lưu ý là khi dùng cách này phải cẩn thận, không nên quá lạm dụng vì nó có thể làm xước ống tai và có thể gây nhiễm trùng. Vì thế cần đảm bảo vệ sinh tay và móng tay được cắt ngắn.

Trong lúc thực hiện phương pháp dùng hút chân không này, bạn có thể tranh thủ mát xa ống tai theo chiều kim đồng hồ trong lúc tai đang bịt kín để ráy tai trong tai và nước thoát ra bớt. Nếu nước trong tai không ảnh hưởng đến khả năng nghe thì cách này rất hữu ích.

Nghe việc dùng máy sấy để làm khô nước bên trong tai có vẻ vô lý nhưng việc này thực sự xó thể loại bỏ nước trong tai dựa vào một số nghiên cứu. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng máy sấy để mức nhiệt độ thấp nhất hoặc chế độ thổi mát. Sau đó, đưa máy lên cách lỗ tai ít nhất 30 cm và thổi vào trong ống tai cho đến khi cảm giác không còn nước trong tai nữa. Chú ý không để nhiệt độ quá cao và đặt quá gần làm bỏng ống tai và các vùng xung quanh.

Ngoài ra, bạn có thể cho máy sấy thổi qua tai chứ không phải thổi trực tiếp. Khi đó hơi nóng và luồng không khí làm nước bay hơi nhanh hơn.

Đây là phương pháp tốt vừa làm hết nước đọng trong tai vừa có tác dụng sát trùng chống viêm nhiễm cho tai. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần pha một dung dịch gồm 50% giấm trắng và 50% cồn, dùng một ống nhỏ tai và nhỏ vào bên tai bị đọng nước vài giọt dung dịch. Sau đó chờ cho tai khô lại. Công việc này cần một người giúp để nhỏ dung dịch vào tai.

Cồn trong dung dịch làm nước trong tai bay hơi nhanh hơn giúp khô tai nhanh chóng trong khi các axit trong dung dịch sẽ phá vỡ các ráy tai Cồn cũng giúp nước đọng trong tai bốc hơi nhanh hơn.

Nếu bạn bị thủng màng nhĩ thì không nên làm theo cách này vì sẽ gây tổn thương tai giữa.

Nếu không có cồn hay giấm chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chứa cồn cũng có tác dụng tương tự cách làm cũng giống như trên.

Nằm nghiêng tai và úp tai xuống dưới, giữ nguyên tư thế đó trong một vài phút. Trọng lực có thể kéo nước ra một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng tai, vuông góc với mặt giường để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cũng có thể kê thêm gối cho êm hơn. Trong khi nằm bạn có thể xem tivi để giải khuây.

Khi bị nước vào tai buổi tối, bạn có thể dùng cách này khi đi ngủ, nằm nghiêng sang bên tai bị vào nước để tăng khả năng chảy nước trong tai ra.

Một cách khác bạn có thể thử là nghiêng đầu sang một bên để tai đọng nước song song với mặt đất và đứng trên một chân. Bạn cũng có thể thử nhảy lò cò để làm nước thoát ra ngoài nhanh hơn. Ép phần trên vành tai vào bên đầu  hoặc kéo mạnh dái tai để mở rộng ống tai hoặc cũng có thể giúp nước thoát ra tốt hơn.

Dùng khăn sạch khô và mềm để lau loại bỏ toàn bộ phần nước trên tai, sau đó úp tai vào khăn để dốc phần nước còn sót ở tai vào khăn. 

Lưu ý không được đưa khăn quá sâu vào ống tai gây thấm ngược nước vào và xước ống tai ngoài.

Làm động tác như bạn đang ăn gì để xương quai hàm chuyển động. Nghiêng đầu sang bên không có nước rồi nhanh chóng nghiêng sang bên còn lại. Bạn cũng có thể thử nhai kẹo cao su để được tác dụng tương tự. Nhờ vào chuyển động này mà nước trong tai bị đọng tại có thể được giải phóng.

Để hiệu quả hơn bạn có thể vừa nghiêng đầu vừa nhai.

Tương tự như vậy, ngáp cũng gây ra sự chuyển động giúp nước trong tai ra ngoài. Đôi khi ngáp có thể làm vỡ các "bong bóng" nước. Các chuyển động cũng làm giảm sức ép làm thoát bớt nước tốt hơn. Nếu bạn thấy có tiếng "bốp" hoặc cảm nhận nước trong tai thay đổi thì phương pháp này đã có hiệu quả. 

Trên đây là một số cách lấy nước đọng trong tai đơn giản mà hiệu quả. Tuy vậy, trong một số trường hợp không lấy được nước hoặc lấy không hết nước làm cảm giác vẫn còn nước trong tai thì bạn cần đến gặp bác sỹ để tránh gặp phải hậu quả xấu.

 

Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào tai

Khi bị nước vào tai lâu ngày mà không được lấy ra kịp thời và không được làm sạch đúng cách lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm với những dấu hiệu sau:

- Ngứa trong ống tai: cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở sâu bên trong tai. Vi khuẩn cùng cách chất gây viêm sẽ kích thích gây ngứa ngáy cho tai.

- Đỏ phần bên trong tai: Là hiện tượng đi kèm với ngứa. Đỏ có thể do ngứa gãi nhiều nhưng cơ chế chủ yếu của nó là các chất gây viêm làm giãn mạch đỏ da vùng tai bị nhiễm trùng

- Tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi: Đây là dấu hiệu thường thấy trong nhiễm trùng tai, là chất dịch tiết phản ứng của niêm mạc chống lại vi trùng tấn công cơ thể. Lâu dần dịch có thể đục có màu và mùi hôi.

 

dau-hieu-tai-bi-nhiem-trung
Dấu hiệu tai bị nhiễm trùng gây đau và khó chịu

- Đau và khó chịu: là cảm giác khi bị viêm tai, nhất là khi chạm vào vành tai hoặc ấn vào vùng sưng cạnh tai.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên thì rất có thể bạn bị nhiễm trùng do nước vào tai. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Cách phòng tránh nước vào tai 

Do vấn đề nước vào tai cũng gây là một số khó chịu nên cần phòng tránh đúng cách:

- Không nên dùng tai nghe, nhất là loại nhét sâu vào tai khi đang đổ mồ hôi nhiều hay đi trời mưa.

- Khi dùng thuốc nhuộm tóc hoặc keo xịt tóc cần dùng nút bịt tai.

- Sử dụng nút tai khi bơi hoặc khi đi tắm. Đặc biệt khi bơi, bạn nên dùng mũ bơi để hạn chế nước vào tai. Chú ý tránh dùng nút tai khi tai còn đang ướt làm nước khó thoát ra ngoài gây tác hại.

- Hạn chế dùng tăm bông để làm sạch tai: Nhiều người nghĩ tăm bông làm sạch tai nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng. Tăm bông dễ đẩy dị vật trong tai vào sâu bên trong mà đôi khi trong đó có nước khi tai còn ướt. Tăm bông cũng có thể làm xước dễ gây viêm nhiễm ống tai hơn.

- Lam khô tai sau khi bơi: sau khi bơi dù tắm bể bơi hay tắm biển cũng nên chú ý làm khô tai hơn. Bạn có thể nghiêng đầu sang bên và lắc lắc để loại bỏ nước tốt hơn. Một số người có ống tai đặc biệt làm gia tăng khả năng nước đọng trong tai cần chú ý hơn.

- Lấy ráy tai: đến bác sỹ để lấy ráy tai khi cảm giác ráy tai đã đầy gây giảm khả năng nghe.

Như vậy, chúng ta đã có một số xử trí đơn giản khi bị nước đọng trong tai. Trong cuộc sống thường ngày bản thân hoặc người quen gặp phải tình huống thì có thể xử trí dễ dàng. Ngoài ra, cũng có một số cách nhận biết tình trạng viêm tai khi bị nước vào tai như thế nào. 

Tuy vậy, một số tình huống khó hay không thể lấy hết nước trong tai hoặc tiếp xúc với nước bẩn, ô nhiễm thì cần đến gặp bác sỹ để được xử trí kịp thời. Những trường hơp viêm tai cũng không nên xử trí tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

 
Call Zalo Messenger