Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

[Tư vấn] Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Y học ngày càng phát triển, các thiết bị, phương pháp hỗ trợ sức khoẻ con người cũng ngày càng được nâng cao. Trong đó không thể không kể đến máy thở đã hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân hồi sức cấp cứu. 

Tuy nhiên có nhiều người nhà còn chưa biết cách chăm sóc bệnh nhân sau khi cai thở máy sao cho đúng cách. Bài viết này Medjin sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết này.

Thế nào là cai thở máy.

Thở máy hay còn gọi là thông khí nhân tạo hoặc hô hấp nhân tạo, được áp dụng khi chức năng thông khí tự nhiên của hệ hô hấp bệnh nhân không thể tự thực hiện được. Phương pháp này nhằm cung cấp thông khí cho hô hấp một cách nhân tạo và oxy hoá. Phương pháp thở máy sẽ được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như: suy hô hấp có giảm oxy máu, hoặc tăng CO2 máu, ngưng thở, chủ động kiểm soát không khí (kết hợp với những phương pháp vô cảm),…

Cai máy thở là quá trình giảm dần sự hỗ trợ của máy thở và dần dần tăng thở tự nhiên của bệnh nhân để có thể đạt chỉ tiêu khi bỏ máy thở hỗ trợ hô hấp.

Quá trình cai máy thở có thể diễn ra vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng tùy từng trường hợp bệnh nhân. 

Cai máy thở có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Máy thở cần được cai càng sớm càng tốt bởi nếu kéo dài quá trình thở máy này bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương phổi do thở máy, tổn thương đường thở, ... và nhiều yếu tố nguy cơ gây cản trở cho quá trình cai máy thở sau này.

Thế nào là cai thở máy
Thế nào là cai thở máy

Những đối tượng bệnh nhân cần thở máy.

Trong y học chia làm 2 loại thở máy: thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập. Mỗi loại sẽ áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Thở máy không xâm nhập: áp dụng với đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý suy hô hấp, tuy nhiên bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động:

  • Suy hô hấp cấp trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Phù phổi cấp
  • Hội chứng giảm thông khí
  • Viêm phổi có suy hô hấp 
  • Đợt cấp của hen suyễn 
  • Thở kém trong thời kỳ hậu phẫu
  • Đợt cấp của bệnh rối loạn thần kinh – cơ có rối loạn nhịp thở
  • Suy hô hấp, giảm nồng độ oxy máu ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch

Thở máy xâm nhập: áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có suy hô hấp, không còn tỉnh táo:

  • Suy hô hấp cấp: áp dụng đa số các trường hợp suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.
  • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do hít khói, do đuối nước…
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc mà bệnh nhân đã mất ý thức.
  • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Điều kiện để bệnh nhân cai thở máy.

Như chúng ta vừa liệt kê, những bệnh nhân cần thở máy mà những bệnh nhân có bệnh lý suy hô hấp. Như chúng ta đã biết, các bệnh lý về hô hấp thường kéo dài , dai dẳng và khó điều trị dứt điểm . Vậy bệnh nhân cần đạt những điều kiện gì để cai thở máy.

  • Điều trị được nguyên nhân khiến cho bệnh nhân phải thở máy
  • Huyết áp ổn định: không dùng hoặc dùng liều nhỏ thuốc co mạch, thuốc trợ tim.
  • Nhiệt độ < 38 độ C
  • Nhịp tim <140 chu kỳ/phút
  • pH máy và PaCO2 phù hợp với bệnh lý hô hấp nền của người bệnh.
  • Tiêu chuẩn thông khí: PaO2 ≤ 50mmHg và pH bình thường, VC > 10-15ml/kg, Vt tự thở > 5-8ml/kg, tần số thở tự nhiên <30/ph, thông khí phút < 10L.
  • Khả năng dự trữ của phổi: MIP(NIP) > -20 đến -30 cmH2O trong vòng 20 giây
  • Tiêu chuẩn oxy: PaO2 không PEEP > 60mmHg với FiO2 ≤ 0.4, PaO2 có PEEP > 100 mmHg với FiO2 ≤ 0.4, SaO2 > 90% với FiO2 ≤ 0.4, Qs/Qt <20%, P(A-a)O2 < 350 mmHg với Fio2 = 1, PaO2/FiO2 > 200.
  • Các chỉ số kết hợp: chỉ số thở nhanh nông (f/Vt) < 100 nhịp/phút/L; chỉ số cai đơn giản (SWI) < 9/phút; chỉ số CROP > 13ml/chu kỳ/phút
  • Thông số cơ học phổi: Compliance tĩnh > 30ml/cmH2O, sức cản đường thở (càng thấp khả năng thành công càng cao, bình thường là 0.6-2.4cmH2O/L/giây nếu không có ống nội khí quản), VD/VT < 60%.

Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.

Không chỉ bệnh nhân đang thở máy cần chăm sóc đúng cách. Mà quá trình chăm sóc bệnh nhân cai thở máy cũng rất quan trọng. Việc chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách sẽ hỗ trợ bệnh nhân hồi phục tốt hơn đồng thời giảm thiểu nguy cơ phải thở máy cho những đợt cấp sau này.

Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.
Chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách.
  1. Dinh dưỡng đầy đủ .

Dinh dưỡng rất quan trọng hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi của bệnh nhân cai thở máy.

Bệnh nhân cai thở máy phải có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, lượng KCal phải đạt đủ theo ngày. Đối với các bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường,… cần có chế độ ăn phù hợp cho chỉ định của bác sĩ tránh tình trạng làm nặng thêm bệnh.

  1. Vệ sinh mũi họng, đường hô hấp trên.

Đối với bệnh nhân thở máy, đặc biệt là bệnh nhân thở máy xâm nhập, việc tăng xuất tiết đờm dãi diễn ra rất thường xuyên. Sau khi bệnh nhân cai thở máy thì hiện tượng này vẫn có thể diễn ra.

Vệ sinh mũi, họng, đường hô hấp trên của bệnh nhân bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% sẽ giúp thông thoáng đường thở. Tránh tình trạng đờm dãi ứ đọng gây bít tắc đường thở.

  1. Vệ sinh toàn thân chống các biến chứng tì đè.

Đa số các bệnh nhân thở máy thường hay nằm tại chỗ, đi lại khó khăn nên biến chứng loét tì đè rất hay xảy ra, đặc biệt với những bệnh nhân thở máy xâm nhập.

Sau khi bệnh nhân cai thở máy, trong thời gian đầu có thể bệnh nhân chưa thể đi lại dễ dàng, hay nằm nên tình trạng loét tỳ đè có thể diễn ra.

Cần vệ sinh những vị trí thường xảy ra loét tì đè như: sau gáy, mông, khuỷu tay, mắt cá chân,… giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

  1. Rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao.

Đối với bệnh nhân cai thở máy, việc luyện tập thể dục thể thao vừa giúp tránh nguy cơ loét tì đè vừa giúp thông thoáng đường thở, tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,…

  1. Khám bệnh định kỳ.

Bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở y tế để phát hiện kịp thời các biến chứng cũng như đợt cấp của bệnh để điều trị kịp thời, tránh tình trạng suy hô hấp dẫn đến thở máy cho những lần tiếp theo.

Bài viết trên đã giải thích cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cai thở máy đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho các bạn có thể chăm sóc tốt cho gia đình mình.

Call Zalo Messenger