Chỉ số huyết áp là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Tuy nhiên thông số này ở trẻ em và người lớn có sự khác biệt. Dưới đây là cách tính huyết áp trẻ em chi tiết nhất dành cho bạn.
Thông số huyết áp bình thường ở trẻ em là bao nhiêu?
Huyết áp sẽ được biểu diễn qua hai thông số bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp của trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, chiều cao.
Thông thường thì huyết áp của các bé gái có thể cao hơn so với các bé trai. Ngoài ra tại những thời điểm khác nhau trong ngày thì huyết áp của trẻ nhỏ cũng có những biến đổi nhất định. Đặc biệt khi trẻ vui, hưng phấn về một chuyện gì đó thì huyết áp cũng có thể bị thay đổi.
Dưới đây là cách tính huyết áp trẻ em theo độ tuổi bạn có thể tham khảo:
- Trẻ sơ sinh từ 1 cho đến 12 tháng: Chỉ số huyết áp bình thường vào khoảng 75/50 mmHg và mức cao nhất có thể lên đến 100/70mmHg.
- Trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi: Thông số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg và giá trị cao nhất lên đến 110/80 mmHg.
- Trẻ nhỏ từ 6 đến 13 tuổi: Thông số huyết áp bình thường là 85/55 mmHg, mức cao nhất rơi vào khoảng 120/80 mmHg.
- Trẻ em từ 13 - 15 tuổi: Chỉ số huyết áp trung bình là 95/60 mmHg và cao nhất là 104/70 mmHg.
- Trẻ em từ 15 - 19 tuổi có chỉ số huyết áp bình quân 117/77 mmHg và giá trị cao nhất là 120/81 mmHg.
Theo đó mỗi gia đình nên chủ động mua máy huyết áp cá nhân để theo dõi chỉ số huyết áp của các thành viên trong gia đình. Để đo một cách chính xác nhất thì mẹ nên khuyên bé ngồi yên và thư giãn.
Chỉ số huyết áp bất thường của trẻ nhỏ có đáng lo không?
Thông số huyết áp là căn cứ quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ không nên chủ quan khi chỉ số này cho ra kết quả bất thường.
Huyết áp cao
Tình trạng huyết áp cao của trẻ chủ yếu do hai nguyên nhân là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát:
- Tăng huyết áp nguyên phát: Tình trạng tự nó xảy ra và không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên những trẻ nhỏ bị bệnh béo phì, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, trẻ lười vận động…thì dễ mắc nguy cơ tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp thứ phát: Những trẻ nhỏ mắc các bệnh lý như: Bệnh thận mạn tính, các bệnh lý về tim mạch, bệnh cường giáp, rối loạn giấc ngủ,...đều có nguy cơ xảy ra tình trạng huyết áp cao.
Theo đó nếu không được điều trị kịp thời thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Huyết áp thấp
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng huyết áp thấp bao gồm:
- Mất nước: Xảy ra khi trẻ em bị ốm sốt, tiêu chảy hoặc ra mồ hôi quá nhiều.
- Thuốc gây giãn mạch máu và giảm huyết áp
- Thiếu máu
- Suy tuyến thượng thận
- Sự thay đổi tư thế đột ngột
Tình trạng huyết áp thấp cũng gây nên biến chứng nguy hiểm không hề thua kém với huyết áp cao. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời thì về lâu dài trẻ em sẽ bị suy giảm hệ thống thần kinh và khiến những cơ quan như tim, não, phổi, thận,...bị tổn thương nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa các bệnh về huyết áp của trẻ nhỏ
Để đối phó với các bệnh lý về huyết áp thì cha mẹ nên cân nhắc những điều dưới đây:
- Trước hết thì các bé nên được thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Nên cho trẻ ăn uống theo chế độ khoa học, lành mạnh.
- Khuyến khích con vận động thường xuyên để gia tăng sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
- Mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
- Trường hợp con bị hạ huyết áp nặng thì nên đưa đến các cơ sở y tế càng sớm để kịp thời cấp cứu.
Việc duy trì lối sống khoa học để hạn chế các bệnh lý bất thường có liên quan đến huyết áp là vô cùng quan trọng. Mong rằng qua thông tin mà bài viết chia sẻ, các mẹ đã biết cách tính huyết áp trẻ em và chỉ số huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi của con. Từ đó theo dõi và nhận biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.