Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là gì

Trực khuẩn mủ xanh là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm gây nên nhiều chứng bệnh do nhiễm trùng như đường ruột, tiêu hóa, hô hấp mà điều trị lại vô cùng phức tạp và khó khăn và là cơn ác mộng của các bác sỹ điều trị. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về con vi khuẩn này nhé.

Pseudomonas aeruginosa là gì?

Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh hay là một vi khuẩn gram âm, thuộc họ Pseudomonadaceae thuộc nhóm sinh vật hiếu khí, kích thước thường nhỏ và mảnh, 1,5 - 3 μm, ít khi tạo vỏ, không tạo nha bào. Chúng oxy hóa carbohydrate chuyển hóa thành năng lượng, không lên men các loại đường.  Nó có dạng hình que, đứng riêng lẻ hay thành từng đôi, có một hay nhiều lông ở đầu giúp nó có khả năng di động.

truc-khuan-xanh
Hình ảnh của trực khuẩn xanh


Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong cơ thể người hoặc ngoài tự nhiên trong đầm lầy, trong đất, môi trường ven biển. chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt mà ít sinh vật nào có thể chịu được do chúng có khả năng tiết ra một loại chất nhờn bao bọc và bảo vệ chống lại các tác nhân bên ngoài. Chúng tiết ra một loại chất nhờn bao bọc lấy bản thân để tránh sự thực bào và kháng hầu hết các chất kháng sinh. Chúng phân bố rộng rãi, có nhiều type và chỉ một số mới gây bệnh cho người và động vật

Chúng có khả năng sinh sôi ở nhiều nơi mà đặc biệt là các dụng cụ y tế của bệnh viện: thuốc nhỏ mắt, xà phòng, bồn rửa tay, thuốc gây mê, trang thiết bị hồi sức, nơi ẩm ướt trên sàn nhà, giường bệnh và thậm chí cả trong nước cất. Vì thế, chúng có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho những người tiếp xúc, nhất là những người bị bệnh mạn tính, mắc chứng suy giảm miễn dịch hay bị bỏng. 

Mối nguy hiểm do trực khuẩn mủ xanh gây nên

Trực khuẩn mủ xanh gây nên các bệnh nhiễm trùng bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, viêm màng não, viêm tai giữa,.. mà đặc biệt nguy hiểm là nhiễm trùng huyết-loại nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong rất cao. 

- Đối với nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa có các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, hồi hộp trống ngực, choáng váng, thở nhanh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu ít. Bệnh thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bị suy giảm miễn dịch, vi khuẩn vào máu và sinh sôi tại đây. Bệnh thường gặp ở những người suy nhược. Khả năng tử vong cao có thể lên tới 80%.

Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh thường có ho khạc đờm màu xanh hoặc vàng đôi khi có máu kèm theo đó là sốt cao, ớn lạnh nặng hơn có thể có khó thở và đôi khi tử vong ở những người suy kiệt hoặc có bệnh nền nặng nề.

truc-khuan-xanh-gay-viem-phoi
Trực khuẩn xanh gây viêm phổi

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu thường đi tiểu nhiều lần, tiểu thường khó và khi đi tiểu có cảm giác đau buốt. Nước tiểu thường có màu và có mùi khó chịu do vi khuẩn phát triển trong đường tiểu của bệnh nhân.

Đối với những vết thương hở, đặc biệt là các vết bỏng, trực khuẩn mủ xanh xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương, gây sưng tấy đỏ, đau, chảy dịch và chậm liền vết thương. Tại nơi xâm nhập của vết thương thường vi khuẩn sẽ tạo mủ màu xanh, đây cũng là nguyên nhân có cái tên trực khuẩn mủ xanh Nếu nhiễm trùng này kéo dài, không được điều trị, trực khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết cho bệnh nhân.

Vi khuẩn gây nhiễm trùng tai có thể gây ra mất thính lực đau tai, chóng mặt và mất phương hướng.

Viêm màng não cũng là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà trực khuẩn mủ xanh gây nên. Những bệnh nhân này thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn nhiều và táo bón. Bệnh nhân mắc bệnh này thường lơ mơ, là tình trạng cấp cứu cần đưa nhập viện để chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh

Để chẩn đoán trực khuẩn mủ xanh cần lấy các bệnh phẩm tùy vào bệnh tổn thương và cơ quan bị bệnh. Thường các bệnh phẩm là: mủ, máu, nước tiểu, dịch não tủy, dịch màng phổi của những cơ quan bị bệnh của bệnh nhân để xét nghiệm chẩn đoán. Các bệnh phẩm này được cấy trong môi trường thông thường, hoặc nếu có điều kiện, bệnh phẩm được cấy vào môi trường cetrimid, môi trường pseudomonas.

chan-doan-truc-khuan-xanh
Kiểm tra xét nghiệm bị nhiễm trực khuẩn xanh 



Khi vi khuẩn mọc, chọn khuẩn lạc làm tiêu bản nhuộm Gram, xác định tính chất vi sinh vật, hoá học để xác định vi khuẩn: trực khuẩn Gram âm, không sinh nha bào, oxidase dương tính, chuyển hoá đường theo kiểu oxy hoá, đặc biệt khuẩn lạc có mùi thơm và sinh sắc tố nhuộm màu môi trường xung quanh khuẩn lạc và sau đó làm kháng sinh đồ để phục vụ công tác điều trị bệnh.

Điều trị trực khuẩn mủ xanh

Trực khuẩn mủ xanh trên thực tế được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhiễm vi khuẩn ngoài môi trường và nhóm nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Những nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh ngoài môi trường thường là lành tính điều trị dễ dàng bằng các thuốc kháng sinh thông thường diệt vi khuẩn gram âm hiếu khí: Cephalosporin thế hệ 3,4; aminoglycosides; fluoroquinolones và carbapenems. Điều trị thường đáp ứng tốt với thuốc, nếu không có thể nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để điều trị tốt hơn. 

- Nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh trong bệnh viện: Như đã biết ở trên, trực khuẩn mủ xanh có thể tồn tại, sinh sôi trong các môi trường bệnh viện, kháng lại các chất sát khuẩn thông thường nên rất dễ lây nhiễm và gây bệnh cho bệnh nhân.

Đặc biệt là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, gầy yếu suy kiệt và những bệnh có vết thương hở như bỏng gây nên các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, sưng tấy chảy dịch sau 48h tính từ khi nhập viện. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh bệnh viện gây nên cơn ác mộng cho bác sỹ bởi tính kháng thuốc của nó, thường kháng từ 3 kháng sinh trở lên và đôi khi còn gặp những vi khuẩn kháng hầu hết với các loại kháng sinh.

Hiện nay, điều trị trực khuẩn mủ xanh thường phải làm kháng sinh đồ, phối hợp nhiều loại kháng sinh mà thường là các loại tobramycin, amikacin, ceftazidim, carbenicillin, cefaperazon. Thường phối hợp kháng sinh để tiêu diệt tối đa vi khuẩn như kết hợp một penicillin có tính chất chống trực khuẩn mủ xanh như ticarcillin, mezlocillin piperacillin, với kháng sinh nhóm aminoglycosid như tobramycin, amikacin hoặc có thể phối hợp imipenem ceftazidim, và các quinolon mới như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin để điều trị.

Đối với vết thương hở có thể dùng đường toàn thân phối hợp với đường tại chỗ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách phòng ngừa trực khuẩn mủ xanh

Trực khuẩn mủ xanh có tác hại to lớn như vậy nên ta cần biết cách phòng ngừa để an toàn cho bản thân và gia đình.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhà cửa, môi trường nơi sinh sống, nguồn đất, nguồn nước sinh hoạt,...

- Đảm bảo môi trường trong bệnh viện luôn sạch sẽ, thoáng mát, các quy trình khử trùng cần được thực hiện nghiêm túc, tiệt trùng thực hiện định kỳ.

dam-bao-benh-vien-luon-sach-se
Giữ gìn vệ sinh môi trường bệnh viên luôn sạch sẽ hạn chế lây nhiễm trực khuẩn xanh


- Thực hiện thường  xuyên và chính xác các thao tác vô trùng để tránh lây nhiễm chéo bệnh viện giữa bệnh nhân với bệnh nhân và bệnh nhân với nhân viên y tế và ngược lại.

- Bệnh nhân bị bỏng nặng nên đưa vào phòng cách ly được khử trùng để hạn chế tối đa người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn từ môi trường và dụng cụ y tế trong bệnh viện.

- Để phòng lây truyền bệnh qua dụng cụ y tế cần chú ý và vệ sinh thiết bị y tế cũng là một cách để phòng nhiễm trùng cơ hội trong bệnh viện.

- Không nên sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm trực khuẩn mủ xanh vì đôi khi loại kháng sinh có thể làm vi khuẩn sinh sôi tốt hơn hoặc dùng không đúng có thể làm phát triển các chủng kháng thuốc.

- Cần thận trọng với các dụng cụ các thể gây tổn thương cơ thể tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn ví dụ như kính áp tròng gây xước giác mạc.

- Không sử dụng ống thông hoặc các ống thăm dò không được khử khuẩn tốt.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa về vi khuẩn và sự nguy hiểm của nó. Nhiều khó khăn trong điều trị làm mọi người cần chú ý cách phòng bệnh nhất là trong môi trường bệnh viện.

 
Call Zalo Messenger