Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Viêm Phổi 2 Bên

Viêm phổi – đặc biệt là viêm phổi hai bên là một trong số những bệnh lý nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Việc hiểu rõ những nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm của bệnh lý là điều vô cùng quan trọng để chúng ta có thể đưa ra được cách phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý.

1. Viêm phổi hai bên là gì?

Viêm phổi hai bên hay còn gọi là viêm phổi kép là tình trạng phần tổ chức phổi, bao gồm các cơ quan như phế quản, phế nang, các phần liên kết kèm theo bị nhiễm trùng, tổn thương và viêm nhiễm. Viêm phổi xảy ra ở cả hai bên phổi – viêm phổi kép khi các loại nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây hại.

viem-phoi-2-ben
Hình ảnh viêm phổi 2 bên

Tùy theo từng mức độ tổn thương, biểu hiện của bệnh rất đa dạng, từ viêm nhẹ, viêm nặng cho đến mức rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu bạn khỏe mạnh và được điều trị ngay lập tức, bệnh lý thường không nghiêm trọng. 

2. Nguyên nhân viêm phổi hai bên

Bệnh viêm phổi hai bên có thể lây nhiễm từ nhiều nguồn ở bệnh viện hay ngoài cộng đồng, tuy nhiên chúng thường từ 4 nguyên nhân chính: do vi khuẩn, virus, do nấm và hóa chất gây nên.

- Viêm phổi do vi khuẩn

Khi con người sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, các loại vi khuẩn hay còn gị là phế cầu khuẩn gây hại sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể, trú ngụ trong hầu, họng của người bệnh. Ngoài ra, chúng còn có khả năng phát tán, lây truyền qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi và nói chuyện với người khác.

Những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em hoặc mắc các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp thường dễ bị viêm phổi hơn so với người bình thường.Vì vậy, mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách cần che miệng khi hắt hơi, ho, sử dụng khẩu trang nơi đông người,…

- Viêm phổi do virus

Bên cạnh vi khuẩn thì virus cũng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nên căn bệnh viêm phổi, trong đó điển hình nhất là virus cảm lạnh, cảm cúm... Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc đặc trị là đã có thể khống chế được bệnh.

/viem-phoi-do-virus
Phổi bị viêm do virus


Thông thường trẻ em dưới 3 tuổi có tỷ lệ viên phổi cao, những loại virus gây viêm phổi chủ yếu là virus cúm A, virus cúm B. Ở người lớn, nguyên nhân chính là do virus herpes, hantavirus… 

- Viêm phổi do các loại nấm gây ra

Viêm phổi do nấm là hiện tượng phổi bị viêm do người bệnh hít phải bào tử của nấm. Những loại nấm này thường xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng hóa trị để điều trị ung thư, vừa phải trải qua phẫu thuật ghép tạng, hoặc do bệnh nhân bị nhiễm HIV, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu một cách đáng kể. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển và sinh sôi. 

Ngoài ra, viêm phổi do nấm còn hay xảy ra ở những người làm việc trong môi trường đặc thù như công nhân xây dựng, vệ sinh (không khí bị ô nhiễm nhiều khói bụi), chứa nhiều phần tử gây hại và chứa nhiều bào tử nấm. Những người hít nhiều khói thuốc lá hay việc ăn uống sinh hoạt không khoa học cũng là những yếu tố tạo điều kiện cho nấm phát triển. 

- Hóa chất độc hại gây viêm phổi

Viêm phổi do hóa chất thường rất hiếm gặp, mang tính đặc thù nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: Loại, dạng hóa chất, môi trường, thời gian phơi nhiễm, người bệnh khi bị phơi nhiễm có được trang bị bảo hộ hay không, thể trạng và sức đề kháng của người bệnh,.... Chính vì vậy, để cơ thể luôn được khỏe mạnh, bạn nên xây dựng cho mình một môi trường sống và làm việc thoáng mát, trong lành.

3. Triệu chứng viêm phổi hai bên

Có 2 dạng  triệu chứng viêm phổi hai bên là triệu chứng điển hình và không điển hình.

  • Sốt: Viêm phổi có thể khiến cơ thể người bệnh bị tăng nhiệt độ và gây nên sốt cao. Ngoài ra, có thể xuất hiện triệu chứng kèm theo sốt đó là nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, uể oải…
  • Đau tức vùng ngực, khó thở: Đau vùng ngực, khó thở là dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã bị viêm phổi.  Người bệnh sẽ cảm thấy có cảm giác nặng nề ở vùng dưới xương ức, đặc biệt nhất là khi ho hoặc hít thở sâu, không đủ không khí để thở.
  • Ho liên tục và kéo dài: Cơn ho diễn ra thường xuyên và liên tục khi tình trạng viêm phổi chuyển biến nặng. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy đờm có màu xanh lá cây hoặc vàng…
  • Người đổ nhiều mồ hôi, cơ thể ớn lạnh, da có màu hơi ngả xanh hoặc xám xịt. Ngoài ra, bạn còn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn...
Dấu hiệu đầu tiên của viêm phổi chính là ho khan, sau đó sẽ chuyển sang ho có đờm. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như viêm họng, sốt nhẹ, đau ngực, đau đầu, khó thở, hơi thở khò khè, cơ thể ớn lạnh.

4. Điều trị viêm phổi kép

Tùy thuộc vào loại viêm phổi và mức độ bệnh lý các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng.

- Sử dụng thuốc kê đơn: Với viêm phổi do vi khuẩn - thuốc kháng sinh ở đường uống. Với viêm phổi do virus gây ra -  thuốc kháng virus. Thuốc điều trị viêm phổi do nấm - thuốc chống nấm.

- Điều trị viêm phổi tại nhà: các bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc không kê đơn, có tác dụng hạ sốt và giảm đau vào những lúc cần thiết như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen…

thuoc-dieu-tri-viem-phoi-acetaminophen-500-mg
Acetaminophen - thuốc điều trị viêm phổi tại nhà

Nếu bệnh nhân bị ho quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc ho, và được khuyên nên tăng cường uống nhiều nước và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng…

- Điều trị viêm phổi tại bệnh viện

Khi căn bệnh viêm phổi chuyển sang giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết như đo nhiệt độ cơ thể, đo nhịp thở và nhịp tim. Sau đó, đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân bằng những cách sau:

  • Sử dụng kháng sinh bằng cách tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch.
  • Sử dụng liệu pháp oxy: thông qua máy thở, mặt nạ và ống mũi để duy trì nồng độ oxy có ở trong máu.
  • Áp dụng trị liệu hô hấp: đưa một số loại thuốc vào trong phổi của bệnh nhân và thực hiện những bài tập thở để điều chỉnh nồng độ oxy ở trong phổi.

 5. Các câu hỏi thường gặp

Viêm phổi hai bên là tình trạng phần tổ chức phổi, bao gồm các cơ quan như phế quản, phế nang, các phần liên kết kèm theo bị nhiễm trùng, tổn thương và viêm nhiễm. Viêm phổi xảy ra ở cả hai bên phổi – viêm phổi kép khi các loại nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây hại.

Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết là một căn bệnh khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong máu. Trong khi hệ miễn dịch có chức năng là bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng, chính nó cũng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm khi đối phó với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu nguy hiểm không chỉ vì độc lực, độc tố của vi khuẩn, mà còn vì các chất hóa học do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu, kích hoạt phản ứng viêm toàn cơ thể để chống lại nhiễm trùng nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.

Cúm và viêm phổi là 2 căn bệnh truyền nhiễm phổ biến có tính chất vô cùng nguy hiểm ở con người. 

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi việc nhiễm trùng hệ thống hô hấp do virus hoặc siêu vi trùng. Thông thường bệnh cúm kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày, một số trường hợp cúm có thể tự khỏi nhờ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh cúm diễn biến xấu gây ra các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, có thể tạo thành dịch.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm. Các loại virus cúm gây nguy hiểm và có khả năng lan rộng như là H1N1; H2N2; H3N2; H5N1; H7N9 với tỷ lệ tử vong cao. 

Bệnh cúm dễ dàng tạo thành dịch bởi các virus cúm dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp, ăn uống.. Ở nước ta, dịch cúm thường phát triển theo mùa đặc biệt là mùa xuân và mùa đông.

Viêm phổi kép là bệnh hô hấp nguyên nhân là do vi khuẩn, virus,… gây ra. Chính vì thế, bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm từ người sang người của viêm phổi bao gồm: Trực tiếp và gián tiếp.

Lây trực tiếp: vi khuẩn gây viêm phổi phát tán khi tiếp xúc, giao tiếp,  nói chuyện với người bệnh hoặc khi người bệnh ho và hắt hơi. Sau đó, vi khuẩn phát tán nhanh chóng và rộng hơn ra ngoài không khí. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần người bệnh không may bị chúng xâm nhập vào cơ thể.

Lây gián tiếp: Dùng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh như khăn mặt, cốc chén, bàn chải đánh răng, quần áo… Hoặc người khỏe mạnh vô tình để mắt, mũi, miệng chạm vào đồ dùng cá nhân của người bệnh thì cũng rất dễ bị lây nhiễm.

Bạn có thể chết vì viêm phổi kép. Viêm phổi là bệnh có thể phòng ngừa được nhưng mỗi năm vẫn có hàng triệu người già và trẻ em tử vong.

Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế, năm 2018 có hơn 800.000 trẻ đã chết do bệnh viêm phổi. Cứ mỗi 39 giây thế giới có 1 em bé chết vì viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi. Tại Mỹ, cứ 20 người lớn tuổi viêm phổi thì có 1 người tử vong.

Đặc biệt, là viêm phổi cấp tính khả năng tiến triển bệnh nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

 

 


 
Call Zalo Messenger