Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

5 Cách Chữa Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh

Khò khè là triệu chứng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ non tháng, sinh mổ. Đây là một phản ứng của đường hô hấp, nhưng đôi khi lại là tình trang nguy hiểm cho trẻ mà các bà mẹ cần nhận biết và xử trí đúng cách. Sau đây là một số hiểu biết cơ bản về chứng khò khè ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên tìm hiểu giúp ích cho sự chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Khò khè ở trẻ sơ sinh là gì? Những dấu hiệu nhận biết.

Khò khè là tiếng thở bất thường của đường hô hấp dưới (đoạn từ khí quản đến các phế quản nhỏ) xảy ra khi đường dẫn khí bị hẹp bởi co thắt và dịch tiết làm cho luồng khí khi hít thở đi qua bị biến đổi, dao động tạo thành tiếng khò khè. Khò khè thường đi kèm với sổ mũi, ho và đôi khi là sốt tùy từng nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

tre-bi-kho-khe
Trẻ bị khò khè


Khò khè đôi khi là dấu hiệu của những bệnh nặng ở trẻ, nên việc nhận biết rất quan trọng:

  • Khò khè là tiếng thở bất thường nghe được rõ nhất khi thở ra, có âm trầm. Cha mẹ có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ nghe kĩ tiếng thở ra, tốt nhất là cho trẻ nằm im(nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài và gắng sức. Nhiều trường hợp trẻ khò khè khó phát hiện cần dùng ống nghe của bác sĩ.
  • Trên thực tế, cha mẹ trẻ cần phân biệt con có tiếng thở khò khè (là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi sơ sinh) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng hay gặp nhưng không phải bệnh nặng). 

Đối với trẻ sơ sinh chủ yếu thở bằng mũi, trong khi kích thước lại nhỏ nên khi bị viêm nhiễm rất dễ bị tắc, ta chỉ cần nhỏ một vài giọt nước muối và nghe lại. Nếu trẻ bị nghẹt mũi thì tiếng thở sẽ êm hơn còn tiếng khò khè thì không thay đổi sau khi vệ sinh mũi.

Ngoài ra có thể đặt tay lên lưng khi trẻ thở mạnh có thể cảm nhận được tiếng rung và khi nghe nếu chú ý hơn sẽ thấy tiếng khò khè phát ra ở lồng ngực của trẻ còn tiếng nghẹt mũi thì nghe rõ hơn ở gần mũi trẻ. Tiếng thở khò khè của trẻ thường ít khi thay đổi kể cả khi trẻ thức hay ngủ.  

Nguyên nhân gây khò khè cho trẻ sơ sinh

Khò khè được tạo ra do sự tắc nghẽn của đường hô hấp dưới, sau đây là một số nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh 

  • Các nguyên nhân do viêm nhiễm: Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh; viêm phổi cũng là một nguyên nhân nặng nề cho trẻ, ngoài ra còn viêm phế quản
  • Nguyên nhân không do viêm nhiễm: cần hết sức chú ý với các dị vật đường thở khi trẻ bị nôn trớ làm dịch trong dạ dày vào đường thở, trẻ bị sặc thức ăn hay bất cứ dị vật nào vào đường hô hấp dưới cũng có khả năng nguy hiểm cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản thì càng nguy cơ cao. Một nguyên nhân khác là tuyến hung (tuyến ức) to, một số trẻ sơ sinh có tuyến hung to chèn ép vào đường dẫn khí cũng tạo ra tiếng thở khò khè và được chẩn đoán bằng X-quang. 
  • Ngoài ra, một số trẻ bị dị tật bất thường như mềm sụn thanh quản,… và một số dị tật khác cũng có tiếng thở khò khè cần được phát hiện sớm và điều trị can thiệp kịp thời. 

5 cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh

Khò khè là một trong những triệu chứng nặng ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ có khò khè cùng biểu hiện thở nhanh, mạnh kèm theo tím tái thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời. Với những trường hợp trẻ bị khò khè đơn thuần không kèm các triệu chứng nặng thì các mẹ có thể áp dụng những mẹo sau để chữa khò khè cho trẻ tại nhà.

Vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước mũi

Không ít trường hợp thở khò khè liên quan tới việc dịch nhầy mũi họng bị ở đọng ở đường hô hấp trên gây tắc nghẽn đường thở. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, một trong những phương pháp hay được các bà mẹ áp dụng chính là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy cùng các bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh.

ve-sinh-mui-hong-cho-be
Vệ sinh mũi họng cho bé


Chính vì vậy, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, hút mũi hay xông mũi cho trẻ sẽ làm loãng các dịch nhầy, bụi bẩn và giúp đưa nó ra ngoài hốc mũi dễ dàng, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng, có thể hít thở thoải mái, không còn hiện tượng khò khè nữa.

Việc vệ sinh mũi họng cho trẻ tuy đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao những các mẹ cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Chỉ thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày, tránh làm dụng có thể gây tổn thương, làm khô đường hô hấp trên của trẻ. 

Với trẻ sơ sinh vì niêm mạc mũi còn yếu vì vậy nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý mỗi bên. 

Thực hiện khi bé còn thức, tránh vệ sinh khi trẻ đang ăn hoặc bú tránh việc trẻ không hợp tác, quấy khóc sẽ gây sặc. 

Ngâm ấm nước muối trước khi sử dụng giúp giữ ấm cho đường thở của trẻ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Không nên vệ sinh một cách mạnh bạo như dùng xi lanh có thể gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc mũi của trẻ.

Mẹo giúp bé hết khò khè với các loại tinh dầu

Ngoài nước muối sinh lý thì sử dụng tinh dầu chữa khò khè cho trẻ tinh dầu cũng là một trong những cách thường được sử dụng. Các loại tinh dầu bao gồm tràm, sả, bạc hà, bưởi, oải hương, gừng, quế,…   có tác dụng làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. 

chua-kho-khe-bang-tinh-dau


Cách chữa khò khè bằng tinh dầu rất đơn giản mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào vỏ chăn, vỏ gối hoặc vỏ nệm của trẻ…Hoặc có thể pha một ít tinh dầu vào nước ấm khi tắm cho bé. Tinh dầu cùng hơi nước kết hợp sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ thở một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, hiện nay các loại tinh dầu trên thị trường có pha nhiều loại hương liệu, dễ gây kích ứng cho trẻ. Vì vậy, trước khi sử dụng các mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng hay không và không sử dụng trực tiếp lên làn da của trẻ.

Dùng nước ấm chữa khò khè cho trẻ

Đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất. Nước ấm có công dụng rất hiệu quả trong việc tiêu đờm và giữ ấm ẩm cho đường thở của trẻ giúp các triệu chứng như thở khò khè, ho, ngứa rát họng… do bệnh đường hô hấp gây ra cũng được thuyên giảm đáng kể. Đơn giản nhất là các mẹ có thể cho bé uống nước ấm hằng ngày theo nhu cầu của trẻ. Ngoài ra, các mẹ sử dụng nước ấm để tắm hoặc xông hơi cho bé. Xông hơi bằng nước ấm hoặc kết hợp thêm một vào loại lá cây có chứa nhiều tinh dầu như sả, bưởi, hương nhu,... để làm tăng hiệu quả.

Chữa khò khò cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Có rất nhiều bài thuốc dân gian trong đông y chữa chứng khò khè ở trẻ nhỏ. Trong đó điển hình là các bài thuốc chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ, lá húng chanh, rau diếp cá, mật ong… Đây là các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên đơn giản mà dễ tìm với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, long đờm nên được sử dụng để trị ho, ngứa rát họng và làm giảm triệu chứng có khò khè rất tốt. 

cach-chua-kho-khe-cho-tre-bang-thao-duoc

Tuy nhiên, cái bài thuốc này nên thận trọng với trẻ dưới 6 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng, .... Để đảm bảo an toàn cũng như điều trị có hiệu quả, các mẹ nên tham khảo những hướng dẫn của các thầy thuốc cũng như nhân viên y tế có chuyên môn.

Các mẹo chữa khò khè khác

Bên cạch các biện pháp kể trên thì việc quan tâm đến môi trường xung quanh trẻ cũng chiếm một vai trò quan trọng trong việc chữa khò khè ở trẻ. Vì vậy ngoài điều trị bệnh cho trẻ, thay đổi môi trường xung quanh cũng góp phần đến hiệu quả điều trị. Cụ thể:

Đảm bảo môi trường  nhà ở luôn thoáng khí, đảm bảo thông khí sạch sẽ cho trẻ, giảm kích ứng đường hô hấp của trẻ do không khí bụi bẩn gây ra.

Nên phát hiện và loại bỏ những tác nhân có thể gây dị ứng đường thở của trẻ, đặc biệt là với những trẻ có cơ địa dị ứng. Các nguyên nhân thường gặp như: lông vật nuôi, bụi bẩn, phấn hoa,...

Đặc biệt vào mùa xuân hè ở miền Bắc có mùa nồm, đây là loại thời tiết với không khí ẩm, là tác nhân làm cho vi khuẩn phát triển trong không khí. Nên giữ cho không khí trong nhà khô thoáng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách: dùng máy lọc không khí, dùng các viên hút ẩm,...

Luôn giữ ấm đường thở cho trẻ nhất là vào mùa lạnh. Tránh để trẻ hít thở trực tiếp không khí lạnh sẽ gây viêm, phù nề, là tắc nghẽn đường thở bằng cách: quàng khăn, luôn có khăn mỏng che mặt cho trẻ khi trời lạnh, không ăn, uống đồ lạnh,...

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, trẻ khỏe mạnh sẽ hạn chế sự gây bệnh của các tác nhân. Các mẹ có thể tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng cách: cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ngoài thức ăn giàu Protein, Glucid, Lipit thì cần bổ sung thêm cho trẻ nhiều vitamin và khoáng chất.

Bài viết trên đây giúp cho mẹ biết những triệu chứng cũng như dấu hiệu khò khè ở trẻ. Từ đó cung cấp cho các mẹ những thông tin giúp phát hiện sớm, kịp thời cũng như các biện pháp chữa trị khò khè cho trẻ . Những phương pháp trên rất hiệu quả cũng như đơn giản các mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn nhất cho trẻ, mỗi khi trẻ có triệu chứng khò khè các mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được các nhân viên y tế, bác sĩ có chuyên môn để khám, tư vấn và có những các điều trị hợp lý, nhanh và điều trị một cách dứt điểm cho trẻ nhé.

Call Zalo Messenger