Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Tràn Khí Màng Phổi 

Tràn khí màng phổi là sự xuất hiện của không khí trong khoang màng phổi, nơi nó đi vào do tổn thương phổi hoặc thành ngực. Không khí trong khoang màng phổi chèn ép phổi khiến quá trình trao đổi khí bị suy giảm, gây ra triệu chứng đau ngực và suy hô hấp. Do đó, việc cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi tốt sẽ giúp đẩy lùi bệnh tình một cách nhanh chóng. Vậy hãy cùng Medjin đi tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi ngay bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng , xét nghiệm cận lâm sàng để định hướng dược phương pháp cấp cứu và điều trị.

1. Chẩn đoán tràn khí màng phổi

Chẩn đoán tràn khí màng phổi dựa trên triệu chứng của bệnh và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi là khó thở đột ngột, mức độ khó thở có thể tăng lên theo lượng khí có trong khoang màng phổi. 

Bệnh khởi phát ở bệnh nhân có bệnh lý trước đó thường gây khó thở nặng và có diễn biến phức tạp hơn. Khi tràn khí màng phổi khởi phát, người bệnh thường sẽ bị đau ngực một cách dữ dội kèm theo ho khan. Cơn đau sẽ tăng nên nếu ho và có thể lan đến cả vùng bả vai. Một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng sốt toàn thân và các dấu hiệu suy hô hấp như: mạch nhanh, thở nhanh, huyết áp giảm, ngưng tim, trụy tim mạch,...Nếu không được cấp cứu kịp thời, các biến chứng này có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Khám thực thể sẽ thấy rõ được tình trạng tràn khí phổi như: lồng ngực bị tràn khí giãn, giảm cử động thở. 

Xét nghiệm cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán tràn khí màng phổi là: 

  • Chụp X-quang: Cho thấy đặc trưng hình ảnh tràn khí, phổi kích thước nhỏ hơn, vị trí tràn khí tăng sáng, không thấy vân ở phổi, đường viền màng phổi rõ ràng hơn,...Ngoài ra, ảnh chụp X-quang còn giúp phân biệt trường hợp tràn khí màng phổi độc lập hay là kết hợp với tràn dịch màng phổi. Nếu tràn khí và tràn dịch kết hợp thì tiên lượng bệnh thường sẽ nặng hơn.
  • Chụp CT: Chụp CT ngực, đặc biệt là CT ngực lớp mỏng độ phân giải cao (HRCT) cho phép nhìn rõ hơn các tổn thương của nhu mô phổi giúp đánh giá mức độ và định hướng nguyên nhân với điều kiện phổi đã nở tốt. Vì vậy xét nghiệm này thường chỉ định khi đã hút hết khí trong khoang màng phổi.

2. Cấp cứu tràn khí màng phổi

Mục đích của việc cấp cứu tràn khí màng phổi là phải tháo hết khí màng phổi để nhu mô phổi nở ra bám sát vào màng phổi thành. Đồng thời xử lý các biến chứng, các bệnh lý phổi kèm theo nếu có.

Thở oxy 

Thở oxy đơn thuần thường được thực hiện với các trường hợp tràn khí không quá nhiều hoặc quá nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được theo dõi tự hấp thu khí hoặc hỗ trợ thở thêm oxy để tăng thêm tốc độ hấp thu khí. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi nguyên phát chỉ cần thở oxy thông thường và được theo dõi y tế là được.

Ngoài ra, các trường hợp đau đớn hoặc ho quá nhiều sẽ được điều trị bằng cách dùng thuốc giảm triệu chứng. Chụp X-quang lồng ngực để có thể kiểm tra mức độ thoát khí, nếu khí đã được loại bỏ, tình trạng bệnh ổn định thì bệnh nhân sẽ được cho ra viện và được theo dõi tại nhà. 

Chọc hút màng phổi

Nếu bệnh nhân tràn khí màng phổi nguyên phát trở nặng với lượng khí tràn lớn hơn 20% thể tích bên phổi trái khí thì cần phải chọc hút màng phổi. Ngoài ra, kỹ thuật cấp cứu này cũng sẽ được thực hiện với bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát do biến chứng của thủ thuật y tế hoặc bệnh nhân bị ngạt thở cần phải cấp cứu mở đường thở.

Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 kim nhỏ nối với ống tiêm và ba chạc để rút hết khí ở màng phổi. Các trường hợp dùng hút kim nhỏ không đáp ứng sẽ được sử dụng bằng kim luồn nối với ba chạc hoặc đặt catheter vào khoang màng phổi.

Dẫn lưu màng phổi

Nếu tràn khí màng phổi xảy ra do chấn thương hoặc kết hợp với tràn dịch, màu màng phổi không đáp ứng với chọc hút khí bằng kim thì sẽ được tiến hành bằng dẫn lưu màng phổi.

3. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi

Thông thường thì sẽ có khoảng 30% bệnh nhân tràn khí màng phổi sẽ bị tái phát bệnh trong vòng 3 năm sau khi khởi phát đầu tiên với mức độ và tiên lượng bệnh sẽ nặng hơn. Vì thế sau khi điều trị bệnh nhân cần phải được chăm sóc và theo dõi đầy đủ để giúp phục hồi chức năng hô hấp cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Dưới đây là những lưu ý mà người bệnh cần phải tuân thủ cũng như người chăm sóc cần lưu ý:

  • Tái khám đúng hẹn: Việc này sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ theo dõi được triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Hầu hết thuốc điều trị cho bệnh nhân tràn khí màng phổi là thuốc điều trị triệu chứng tràn khí màng phổi và hỗ trợ hô hấp. Do đó, khi sử dụng thuốc người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc cũng như ngừng thuốc trong toa mà bác sĩ kê đơn.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu như có triệu chứng bất thường: Tràn khí màng phổi sau điều trị có thể bị tái phát hoặc bệnh có thể trở nên nặng hơn. Do đó, khi có những triệu chứng bất thường như suy hô hấp, đau ngực, khó thở,... thì bạn cần phải báo ngay cho bác sĩ để tham khảo ý kiến.
Tham khảo một số mẫu máy trợ thở hỗ trợ hô hấp được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng:
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20
Auto CPAP BMC G3 A20
 
0 reviews
21,000,000 đ
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20 là dòng thiết bị y tế cao cấp nhất do BMC phát hành.
Máy Trợ Thở Philips AUTO CPAP Remstar
Remstar
 
7 reviews
29,450,000 đ
Máy trợ thở Philips AUTO CPAP Remstar là máy hỗ trợ thở không xâm lấn người dùng không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng giúp quá trình điều trị của bạn được thoải mái và hiệu quả nhất. 
Máy Trợ Thở Philips DreamStation Auto CPAP
DreamStation
 
15 reviews
Liên hệ
Máy trợ thở Philips DreamStation Auto CPAP là máy trợ thở 1 chiều hỗ trợ thở qua mặt nạ (hỗ trợ thở không xâm nhập).
Máy Trợ Thở Resmed Airsense 10 Autoset
Airsense 10 Autoset
 
25 reviews
46,500,000 đ
ResMed AirSense 10 AutoSet CPAP là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ. Trong quá trình sử dụng máy, máy sẽ tự động điều chỉnh các mức áp suất không khí sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của bạn ...

Một số trường hợp tràn dịch màng phổi khó phục hồi cần được thực hiện phẫu thuật làm dính màng phổi, phòng ngừa bệnh tái phát.

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi. Hy vọng cách chăm sóc này sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu được tình trạng bệnh của mình nhé. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào thì bạn có thể liên hệ với Medjin để được hỗ trợ giải đáp nhé.

 
Call Zalo Messenger