Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Cách Chữa Ngưng Thở Khi Ngủ Đơn Giản Tại Nhà Ai Cũng Làm Được

Ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý hô hấp thường gặp và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống của những người xung quanh. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số cách đơn giản nhằm giảm thiểu chứng ngưng thở khi ngủ. 
  1. Bệnh ngưng thở khi ngủ là gì? 

Là một bệnh lý hô hấp, ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường thở trên bị đóng lại một phần hoặc hoàn toàn trong khi ngủ dẫn đến ngừng thở trong khoảng trên 10 giây. Trong cả giấc ngủ thường xảy ra nhiều cơn ngừng thở với thời gian khác nhau làm cho máu trong cơ thể thiếu oxy dẫn tới hàng loạt các rối loạn. 

Bệnh ngưng thở khi ngủ thường có triệu chứng:

  • Ngủ ngáy thường xuyên, thở nghẽn, thở hổn hển khi ngủ
  • Ngủ bồn chồn, sau khi ngủ dậy không thấy khoẻ mac lại mệt mỏi
  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ sâu. 
  • Thường buồn ngủ vào ban ngày dù ngủ đủ thời gian. 

Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, tuy nhiên, người bệnh ngưng thở khi ngủ thì phần lưỡi và mô mềm hầu họng giãn ra, đầy lên lấp lấy đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi đó gây ra ngưng thở và giảm lượng oxy trong máu. Sự thiếu hụt oxy này gây ra một loạt hậu quả cho cơ thể như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, giảm tập trung, giảm trí nhớ,…

Quá trình ngưng thở làm não phải thức tỉnh một phần trong giấc ngủ để điều khiển thở mạnh hơn chống lại sự tắc nghẽn tạo nên giấc ngủ không sâu và ngon. Cơ hoành và cơ liên sườn hoạt động quá sức trong khi ngủ là lúc cơ này được nghỉ ngơi. Cứ như vậy, quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đêm tuỳ nặng nhẹ. 

  1. Nguyên nhân bệnh ngưng thở khi ngủ 

Có nhiều nguyên nhân được cho là có thể gây lên bệnh ngưng thở khi ngủ. 

Các nguyên nhân gây bệnh ngưng thở khi ngủ.
  • Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong ngưng thở khi ngủ do phì đại các cấu trúc vùng hầu họng cũng như tích mỡ tại đây làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn khi ngủ. Hơn nữa, béo phì còn làm gia tăng khả năng giảm kích thích thần kinh trong khi ngủ vào các cơ vùng hầu họng từ đó cũng gây lên chứnv ngưng thở khi ngủ. 
  • Các yếu tố giải phẫu: hàm dưới ngắn hoặc tụt, gốc lưỡi hoặc amydal quá phát, chu vi cổ quá nhỏ, mỡ vùng dưới hầu họng quá dày. 
  • Các vấn đề về mũi xoang. 
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất an thần…
  • Suy giáp
  • Một số bệnh mạn tính khác 
  1. Một số cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây rất nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh. Với người bệnh, nó làm cho người bệnh giảm trí nhớ, giảm tập trung và rất mệt mỏi mặc dù đã ngủ đủ giấc. Kèm theo đó là hàng loạt rối loạn thần kinh và các chất trong máu. Với người thân thì phải chịu đựng tiếng ngáy ngủ ồn ào khó chịu. 

Thông thường, nếu có các dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị tốt nhất. Nếu tình trạng còn nhẹ thì bạn đọc có thể một số phương pháp đơn giản dưới đây. 

2.1 Thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống bao gồm thay đổi tất cả những thói quen, việc làm có tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Để có được một lối sống lành mạnh, người bệnh cần có quyết tâm, nghiêm túc thì mới có thể hoàn thành được do ban đầu có thể rất khó khăn.

  • Duy trì cân nặng hợp lý: là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh ngưng thở khi ngủ, cân nặng cần được người bệnh kiểm soát đưa về trạng thái bình thường. Việc duy trì cân nặng hợp lý cần một kế hoạch dài hạn và có một sự kiên trì mới đạt được thành công. Hãy bắt đầu bằng lên kế hoạch cho chế độ ăn hợp lý, giảm ăn những đồ ăn giàu năng lượng và tăng cường đồ ăn giàu vitamin cũng như chất xơ. Cùng với đó, người bệnh nên có một chế độ tập luyện thể lực hợp lý nhằm tiêu hao lượng mỡ trong cơ thể. 
  • Thay đổi tư thế ngủ: có thể bạn không để ý nhưng tư thế ngủ là một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu về sự liên quan của tư thế ngủ tới bệnh ngưng thở khi ngủ. Khi ta ngủ với những tư thế không tốt có thể gây ra ngưng thở khi ngủ. Do đó cần loại bỏ những tư thế này. Một số người bệnh gia tăng chứng ngưng thở khi nằm ngửa, nên cần nằm nghiêng sang một bên. Tư thế đầu cũng quan trọng, không nên gối đầu quá cao, đầu quá ngửa ra sau để tránh nguy cơ gây bệnh. Bạn cũng có thể nhờ người thân theo dõi và tìm hiểu tư thế gia tăng tình trạng ngưng thở khi ngủ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để có một tư thế tốt nhất cho bản thân. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các loại thuốc an thần. Có thể bệnh ngưng thở khi ngủ làm khó ngủ ban đêm và mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày làm bạn tìm đến các chất kích thích và thuốc an thần để giải quyết. Tuy nhiên, việc này lại lợi bất cập hại. Các chất này ảnh hưởng tới thần kinh làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 

2.2 Tập yoga làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ 

Tập thể dục thường xuyên là một trong những phương pháp làm giảm ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, nếu có điều kiện để tập luyện yoga thì sẽ cải thiện tốt cho bệnh nhân. Yoga làm tăng cường sức khỏe toàn cơ thể, làm cải thiện khả năng hô hấp của cơ thể cũng như cải thiện lượng oxy trong máu. Hơn nữa, nó còn làm hồi phục cơ thể nhanh chóng sau những cơn ngưng thở. 

Với việc sử dụng yoga làm cơ thể có thể tận dụng hệ hô hấp với hiệu quả cao làm tăng khả năng hít thở nhận oxy. Với các bài tập thở làm cơ hô hấp và phổi phát triển giúp hiệu quả hơn. Nó cũng giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn trong quá trình làm việc ban ngày. 

 

Cách điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ đơn giản tại nhà

2.3 Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm có thể hỗ trợ phần nào cho người bệnh có chứng ngưng thở khi ngủ. Do không khí khô làm ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp cũng như giấc ngủ sinh lý bình thường. Do đó, máy tạo độ ẩm làm thông đường thở, giảm tắc nghẽn. 

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương cho máy tạo ẩm. Những loại tinh dầu này tạo sự thoải mái cho giấc ngủ đồng thời còn chống viêm, giảm kích thích cho đường thở rất tốt cho người bệnh ngưng thở khi ngủ. 

>>> Tham khảo: Máy trợ thở hỗ trợ điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ tốt nhất
 

Máy thở BMC G3 B25VT
G3 B25VT
 
15 reviews
32,000,000 đ
Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20
Auto CPAP BMC G3 A20
 
0 reviews
21,000,000 đ
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20 là dòng thiết bị y tế cao cấp nhất do BMC phát hành.
Máy Trợ Thở BMC G3 B30VT
G3 B30VT
 
20 reviews
35,000,000 đ
Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...
Máy Trợ Thở Resmed Airsense 10 Autoset
Airsense 10 Autoset
 
25 reviews
46,500,000 đ
ResMed AirSense 10 AutoSet CPAP là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ. Trong quá trình sử dụng máy, máy sẽ tự động điều chỉnh các mức áp suất không khí sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của bạn ...

2.4 Sử dụng dụng cụ qua miệng 

Hiện nay, có một số dụng cụ được tạo ra nhằm hạn chế sự tắc nghẽn của đường thở khi ngủ một cách cơ học. Bằng cách định vị lại lưỡi hàm, các cơ quan vùng hầu từ đó giảm thiểu sự tắc nghẽn gây ra khi ngủ. Các dụng cụ này thường được các bác sĩ tư vấn sử dụng cho người bệnh khi các hoạt động thay đổi lối sống không đạt hiệu quả. 

Có thể nói, với những cách chữa trị đơn giản bằng tập luyện và thay đổi lối sống có thể giảm đáng kể triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhất là với tình trạng bệnh nặng.  


 
Call Zalo Messenger