Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Sleep apnea là gì? Tất tần tật về Sleep apnea bạn nên biết

Sleep apnea là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết Sleep apnea là gì nhé!

1. Sleep apnea là gì?

Sleep apnea - ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến và nghiêm trọng, nhưng có thể được điều trị. Những người bị ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ bị ngừng thở liên tục trong khi ngủ, có khi hàng trăm lần trong đêm. Do đó, nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn, cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe - trong một số trường hợp có thể gây chết người.

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có các mô mềm trong đường thở bị sụp và làm kín đường thở trong khi ngủ, điều này có thể là do các cơ trong đường thở bị yếu, lưỡi lớn, béo phì hoặc do một vài lý do khác.
 

2. Các loại chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Có 3 loại chứng ngưng thở khi ngủ:
 
3-loai-chung-ngung-tho-khi-ngu

+ Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Là loại ngưng thở phổ biến nhất. Nó xảy ra khi đường thở ở phía sau cổ họng bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn đó gây ra tình trạng khó thở tạm thời.

+ Ngưng thở khi ngủ trung ương : Là một dạng ngưng thở khi ngủ ít phổ biến hơn. Nó xảy ra do có vấn đề với hệ thống điều khiển cơ liên quan đến hô hấp của não, dẫn đến thở chậm hơn và nông hơn.

Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp: Khi một người có cả ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở trung ương cùng một lúc, nó được gọi là ngưng thở khi ngủ hỗn hợp hoặc ngưng thở khi ngủ phức hợp.
 

3. Ai có thể bị ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra nam giới nhiều hơn nữ giới. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ em, đặc biệt là những người trên 50 tuổi và những người thừa cân.
 

4. Triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là:
 
trieu-chung-ngung-tho-khi-ngu
  •  Thường xuyên ngáy to
  •  Nghẹt thở, khịt mũi hoặc thở hổn hển khi ngủ
  •  Buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày, bất kể bạn dành bao nhiêu thời gian trên giường
  • Thức dậy với miệng khô hoặc đau họng
  • Nhức đầu buổi sáng
  •  Ngủ không yên, thức đêm hoặc mất ngủ
  • Thức dậy vào ban đêm cảm thấy khó thở
  • Đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm
  •  Kém tập trung
  • Trầm cảm hoặc dễ cáu gắt

5. Các rủi ro thường gặp là gi?

Nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm:
  • Tăng huyết áp (Cao huyết áp)
  •  Đột quỵ
  •  Bệnh cơ tim (phì đại mô cơ của tim), suy tim, đau tim
  •  Tiểu đường loại 2
  • Tai nạn lao động và tai nạn giao thông

6. Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra khi đường thở của một người bị tắc nghẽn trong khi ngủ. Nhiều yếu tố đã được tìm thấy làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ:
 
Kích thước và vị trí của cổ, hàm, lưỡi, amidan và các mô khác gần phía sau cổ họng của một người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến luồng không khí.
Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu của sleep apnea và có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn trong 60% trường hợp. Béo phì góp phần làm hẹp đường thở về mặt giải phẫu do đó nó gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.
Thuốc an thần và rượu có thể khiến mô trong cổ họng giãn ra, khiến đường thở dễ bị tắc nghẽn.
Những người có một hoặc nhiều người thân bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng tự phát triển Sleep apnea hơn.
Những người hút thuốc, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá nặng, được phát hiện mắc chứng ngưng thở khi ngủ với tỷ lệ cao hơn những người không hút thuốc.

7. Các phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể có tác động rất lớn. Mặc dù đây không phải là phương pháp chữa trị hoàn toàn, nhưng nó có thể làm giảm số lần thở mà bạn gặp phải, giảm huyết áp và giảm buồn ngủ vào ban ngày. Ngay cả một lượng giảm cân nhỏ cũng có thể làm thông cổ họng và cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Tập thể dục: Ngay cả khi tập thể dục không dẫn đến giảm cân, nhưng nó có thể làm giảm các cơn ngưng thở khi ngủ và cải thiện sự tỉnh táo và năng lượng của bạn trong ngày. Tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức bền và yoga đều là những lựa chọn tốt để tăng cường các cơ trong đường hô hấp và cải thiện nhịp thở.

Tránh uống rượu và các loại thuốc an thần, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì chúng sẽ làm giãn các cơ ở cổ họng và cản trở hô hấp.

Sử dụng máy trợ thở CPAP là liệu pháp điều trị hiệu quả nhất để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn, ngoài ra cũng có thể phẫu thuật nếu các bạn có biến dạng hàm mặt, quá phát amidal gây tắc nghẽn đường thở

8. Lợi ích của việc điều trị

  • Ít buồn ngủ vào ban ngày
  • Cải thiện được tâm trạng
  • Cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung
  • Ít thức giấc vào ban đêm
  • Cải thiện được tổng thể chất lượng cuộc sống
  • Giảm nguy cơ tai nạn lao động và tai nạn giao thông
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Trên đây là bài viết về Sleep apnea mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Call Zalo Messenger