Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Tổng Hợp Những Cách Trị Đờm Vướng Trong Cổ Họng Cho Trẻ

Việc chăm sóc trẻ nhỏ cần rất nhiều sự quan tâm và hiểu biết nhất là mỗi khi trẻ không được khoẻ. Thường gặp nhất là khi trẻ có viêm nhiễm ở mũi họng hay đường hô hấp trên gây ra nhiều đờm trong cổ họng. Vấn đề này gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ nên các phụ huynh cần chú ý loại bỏ đờm trong cổ họng cho trẻ khi cần thiết. Những vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng theo một số cách dưới đây. 
  1. Đờm hay đàm nghĩa là gì? 

Đờm hay đàm được biết đến là những chất tiết của đường hô hấp. Chúng được các tế bào niêm mạc đường hô hấp tiết ra khi có những kích thích từ trong hay ngoài cơ thể. Đờm trong đường hô hấp thường có thành phần là các chất nhầy, kháng thể, bạch cầu, hồng cầu và thậm chí là mủ. Thông thường, đờm được tống ra khỏi cơ thể từ cả đường hô hấp trên(mũi xoang, hầu họng) và hô hấp dưới(khí phế quản). 

Đờm ở trẻ thường gặp khi bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới và được tống ra ngoài khi trẻ ho. Ho là một phản xạ sinh lý của trẻ nhằm tống các di vật trong đường hô hấp ra bên ngoài như thức ăn, bụi bẩn,…hoặc chất tiết đường hô hấp nhằm bảo vệ cơ thể. 

Những trường hợp ho và có đờm kéo dài ảnh hưởng lớn tới khả năng hô hấp của trẻ, gây khó khăn trong các hoạt động vui chơi và học hành. Việc này còn ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ nếu không được điều trị phù hợp. Vì vậy, điều trị ho và đờm là một vấn đề cần thực hiện sớm và tích cực để trẻ phát triển khoẻ mạnh. 

  1. Nguyên nhân gây ra đờm cho trẻ

Như đã nói ở trên, đờm thường được tạo ra khi có những tác nhân kích thích lên đường hô hấp. Từ đó niêm mạc hô hấp tăng tiết chất nhày quá mức tạo ra đờm. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
 

Nguyên nhân gây ra đờm cho trẻ.
  • Virus: Là một tác nhân thường xuyên tấn công và gây nên các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản phổi…
  • Vi khuẩn: Một số vi khuẩn có thể tấn công đường hô hấp như phế cầu, HiB,…
  • Các yếu tố dị ứng: Một tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch quá mức kích thích niêm mạc hô hấp bài tiết quá nhiều dịch tạo đờm ứ đọng. 
  • Trẻ bị tiếp xúc với nhiều khói bụi hoặc các chất độc hại cũng có thể kích hoạt phản ứng của cơ thể tạo ra nhiều đờm trong đường hô hấp. 
  1. Những cách loại bỏ đờm trong đường hô hấp cho trẻ 

Có rất nhiều cách và phương pháp loại bỏ đờm cho trẻ từ dân gian tới hiện đại. Dưới đây là một số cách thường được cha mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ: 

  1. Dùng các nhóm thuốc tân dược cho trẻ

Thông thường, trẻ cần được tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn để có thể được điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tính trạng bệnh của trẻ nhẹ thì có thể sử dụng một số nhóm thuốc dưới đây

  • Thuốc kháng sinh: Nên hạn chế sử dụng và nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất và không gây hại cho trẻ. 
  • Thuốc long đờm: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc long đờm nhưng được chia thành các nhóm chính là thuốc làm loãng đờm và giảm tiết đờm. Thông thường, nếu trẻ có nhiều đờm nhưng khó ho khạc ra được thì có thể sử dụng các nhóm bromhexin, acetyl systein để trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài. 
  • Các loại siro ho thảo dược: Đây là loại thuốc thông dụng, dễ dàng dùng cho trẻ nhỏ mà tác dụng phụ kèm theo gần như là không có. Các loại siro này thường được chiết xuất từ các loại thuốc y học cổ truyền có tác dụng trị ho long đờm, giảm kích thích đường hô hấp, thích hợp cho trẻ em. 
  1. Hỗ trợ tống đờm ra ngoài cho trẻ

Thông thường, khi trẻ nhiều đờm, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tống đờm ra ngoài bằng những cách sau:

  • Nhỏ nước muối sinh lý và hút đờm cho trẻ: Đây là phương pháp đòi hỏi cha mẹ có sự kiên trì nhẫn nại. Thường cho bé nằm nghiêng 1 bên để tránh sặc, sau đó, nhỏ 5-6 giọt nước muối sinh lý vào mũi bên trên cho trẻ. Chú ý không thực hiện khi trẻ quấy khóc. Cần giữ không để trẻ kích thích.

Nếu đờm quá đặc thì mẹ có thể sử dụng ống hút để hút đờm phía bên mũi thấp hơn để hỗ trợ đưa đờm ra. Việc này có thể sử dụng 5-6 lần/ngày hoặc khi nào mẹ thấy bé có nhiều đờm trong mũi. 

  • Vỗ rung long đờm: Là một phương pháp hỗ trợ rất tốt cho trẻ khi viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Tốt nhất là nên thực hiện khi sáng sớm khi trẻ mới thức dậy. Đặc biệt tốt cho trẻ nếu sau khi được khí dung và không nên dùng khi trẻ vừa ăn xong vì dễ gây nôn ói. 

Tư thế vỗ rung là để trẻ nằm nghiêng đầu hơi cúi hoặc bế vác trẻ lên. Đối với trẻ lớn thì ngồi quay lưng về phía mẹ. Vị trí là những vùng phổi của trẻ, thường vỗ từ trên cao xuống, từ ngoài vào trong theo hướng dẫn lưu của đờm. Kỹ thuật vỗ rung như sau:

+ Khum bàn tay hình thuyền để trẻ không bị đau. Không nên để thẳng tay làm đau trẻ. 

+ Dùng lực của cổ tay để vỗ rung cho trẻ. Khi tiếng vỗ nghe độp độp và không gây đau cho trẻ là đạt yêu cầu. 

+ Vỗ rung khoản 15 phút/lần. Sau khi vỗ, trẻ sẽ ho và nôn ra đờm nên mẹ cần chuẩn bị để vệ sinh. Cha mẹ cần quan sát màu sắc, tính chất của đờm để báo lại cho bác sỹ nếu cần thiết. 

  1. Các phương pháp khác

  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ với trẻ còn bú, cho trẻ uống nhiều nước với trẻ lớn. Việc tăng bú sẽ làm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật tốt hơn và còn cung cấp thêm nước làm loãng đờm dễ tống ra khỏi cơ thể hơn. 
  • Massage lòng bàn chân cho trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu bạc hà nóng,… nhằm làm dịu ho và long đờm. Ở bàn chân có một số huyệt đạo hỗ trợ hô hấp rất tốt cho trẻ. Hơn nữa, cha mẹ nên chú ý giữ ấm bàn chân cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh. 
  • Cho trẻ tắm nước gừng ấm. Gừng có vị nóng ấm, giúp loại bỏ tính hàn trong cơ thể. Do đó, nước gừng giúp cải thiện rất tốt tình trạng ho đờm của trẻ. 
  • Dùng nước chanh mật ong: Từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng chanh kết hợp với mật ong giúp điều trị, giảm các triệu chứng ho và đờm. Chanh còn có vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Phụ huynh có thể pha nước chanh mật ong với nước ấm cho trẻ dùng thường xuyên. 
  • Dùng húng chanh: húng chanh là vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp rất tốt. Cha mẹ có thể lấy húng chanh giã nát hấp cách thủy với đường phèn cho trẻ uống sẽ làm giảm ho và đờm. 
Phương pháp loại bỏ đờm trong đường hô hấp của trẻ.
  1. Một số lưu ý

  • Khi sử dụng các thuốc tân dược, đặc biệt là kháng sinh cần hỏi ý kiến bác sỹ. Các thuốc giảm đờm, long đờm cần hướng dẫn sử dụng của bác sỹ. 
  • Nên giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là bàn chân vào mùa đông. 
  • Giữ môi trường trong nhà cũng như nơi chơi của trẻ tránh khói bụi, các chất độc hại và chất dễ gây dị ứng. 
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước, khoáng chất và vitamin để trẻ phát triển đầy đủ. 
  • Khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh đường hô hấp cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất. 

Bệnh đường hô hấp gây ho đờm khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Trên đây chúng tôi đưa một số cách để cha mẹ tham khảo và thực hiện nếu tình trạng bệnh của trẻ con nhẹ và chưa có điều kiện thăm khám. 
 

Call Zalo Messenger