Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Đọc Kết Quả Đo Chức Năng Hô Hấp Để Làm Gì?

Là chỉ số hay được theo dõi trong các bệnh lý hô hấp, đo chức năng hô hấp được sử dụng rất thường xuyên. Đây là phương pháp thăm dò chức năng phổ biến và dưới đây là một số hiểu biết về phương thức đánh giá này.

Đo chức năng hô hấp là gì?

Đo chức năng hô hấp còn được gọi là hô hấp ký là kỹ thuật thường được sử dụng trong chẩn đoán và đánh giá một số bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong quá trình tiến hành đo chức năng hô hấp, bác sỹ sẽ yêu cầu các động tác hít thở vào một máy là máy hô hấp ký, từ đây các chỉ số về hít vào và thở ra sẽ được ghi lại và tính toán đưa ra các thông số cụ thể. Kỹ thuật này không chỉ giúp ghi lại chức năng hoạt động của phổi mà còn thể hiện chức năng của đường dẫn khí trong các hội chứng tắc nghẽn và hạn chế.

Đo chức năng thông khí là thủ thuật đơn giản không xâm nhập dễ dàng thực hiện trên bệnh nhân và hầu như không gây ra tai biến, biến chứng gì cho người bệnh.

Đo chức năng hô hấp để làm gì?

Đo chức năng hô hấp có kết quả được thể hiện bằng số các liệu cụ thể và các tỉ lệ khi so sánh với các thông số của người bình thường. Các trị số đo được của chức năng hô hấp ở người bệnh sẽ được biểu diễn dưới dạng các đồ thị một đường cong trong đó một trục thể hiện các sự lưu thông của không khí ra vào phổi và các thể tích hít vào thở ra của phổi trong quá trình hô hấp.

Mục đích của đo chức năng hô hấp: Là để biết được chính xác lượng không khí lưu thông trong phế quản và phổi của người bệnh, đồng thời cũng đánh giá được mức độ tắc nghẽn và giãn phế nang của phổi. Đo chức năng hô hấp được thực hiện 4 mục đích chính

- Chẩn đoán bệnh:

+ Đo chức năng hô hấp là thủ thuật có giá trị chẩn đoán trong một số bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… với các dấu hiệu của bệnh như khó thở, phải ngồi dậy để thở, thở ra khó khăn, khò khè, cò cử, ho đờm kéo dài, ho khan kéo dài, biến dạng lồng ngực

+ Đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu hoặc bất thường nghi ngờ do bệnh hô hấp: Một số bệnh hô hấp được đánh giá gián tiếp qua đo chức năng hô hấp. Nếu nghi ngờ các bác sỹ có thể sử dụng bởi tính tiện dụng, nhanh chóng và không xâm lấn của phương pháp này.

+ Đánh giá ảnh hưởng của bệnh trên chức năng phổi: Để đánh giá tổn thương phổi trên bệnh nhân để có hướng điều trị và tiên lượng thích hợp.

+ Sàng lọc các bệnh phổi trường hợp có yếu tố nguy cơ: Những người không có biểu hiện bệnh nhưng có yếu tố nguy cơ về gia đình hay công việc thì có thể sử dụng phương pháp này để sàng lọc, tầm soát bệnh để điều trị sớm đạt hiệu quả cao.

+ Đánh giá tiên lượng trước phẫu thuật: Một số phẫu thuật yêu cầu đánh giá chức năng hô hấp để xem bệnh nhân có đủ khả năng thực hiện cuộc phẫu thuật hay không để có phương án.

+ Đánh giá sức khỏe trước khi làm nghiệm pháp gắng sức: Thực hiện trong khám sức khỏe.
- Đo chức năng hô hấp còn giúp theo dõi, đánh giá mức độ đáp ứng điều trị, diễn tiến bệnh:

+ Đánh giá can thiệp điều trị: Để biết được việc điều trị can thiệp có hiệu quả hay không.

+ Đánh giá mức độ của bệnh.

+ Theo dõi chức năng phổi khi bị ảnh hưởng của bệnh: Một số bệnh ngoài phổi ảnh hưởng đến chức năng phổi cần đo chức năng hô hấp để đánh giá. 

+ Theo dõi các tác động của tiếp xúc yếu tố nguy cơ trên chức năng phổi: Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng phổi như: tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm, thuốc lá,…

+ Theo dõi phản ứng phụ của thuốc: Một số thuốc gây phản ứng phụ trên chức năng hô hấp cần theo dõi.

+ Đánh giá người bệnh khi tham gia chương trình phục hồi chức năng: Khi tham gia phục hồi chức năng cần đo để biết hiệu quả của điều trị phục hồi như thế nào.

+ Đánh giá mức độ tàn tật: trong y khoa, công nghiệp, bảo hiểm y tế, xác định bệnh nghề nghiệp.

- Tầm soát bệnh trên những đối tượng có nguy cơ cao:

+ Những người thường xuyên hoặc tiếp xúc nhiều với khói bụi.

+ Những người hút thuốc lá lâu năm

+ Những người làm việc và tiếp xúc với các loại hóa chất, khí độc hại.

- Ngoài ra, đo chức năng hô hấp còn có mục đích cho y tế công cộng về khảo sát dịch tễ của bệnh.

Ý nghĩa các chỉ số đo chức năng hô hấp

Các chỉ số trong đo chức năng hô hấp có 3 chỉ số chính:

- TV: thể tích khí luu thông trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường, ở người trưởng thành thể tích khí lưu thông thường khoảng 500ml;

- IRV: Thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí hít vào thêm sau khi hít vào bình thường. Ở người bình thường, thể tích này chiếm 56% dung tích sống(VC), khoảng 1500- 2000ml, 

- ERV: Thể tích dự trữ thở ra là thể tích dữ trữ khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường. Thể tích này ở người bình thường chiếm 32% dung tích sống, khoảng 1100- 1500 ml.

- RV: Thể tích khí cặn đo theo nguyên tắc pha loãng khí (nitơ hoặc heli). Là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra tối đa. Thông thường thể tích khí cặn khoảng 1000- 1200 ml.

- VC (hay SVC): Dung tích sống là lượng khí thở ra gắng sức sau khi hít vào gắng sức thể hiện khả năng đáp ứng của cơ thể về mặt hô hấp với các hoạt động gắng sức, là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp. Dung tích sống phụ thuộc vào giới, nam cao hơn nữ, chiều cao, tuổi giảm ở người già và một số bệnh về phổi hay ngực (như tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo lồng ngực...). Dung tích sống có thể tăng lên nhờ tập luyện.

- FVC: Dung tích sống gắng sức là thể tích khí thu được do thở ra thật nhanh, thật mạnh và hết sức sau khi hít vào hết sức. Bình thường dung tích FVC hơi thấp hơn VC một chút;

- IC: Dung tích hít vào là thể tích khí tối đa hít vào sau khi thở ra bình thường, thể hiện khả năng thích ứng của cơ quan hô hấp khi nhu cầu O2 của cơ thể tăng lên. Bình thường  dung tích này vào khoảng 2000 – 2500 ml.

- FRC: Dung tích cặn chức năng thể tích khí cặn còn trong phổi sau khi thở ra bình thường. Dung tích này bình thường khoảng 2000 ml đến 3000 ml.

- TLC: Dung tích toàn phổi là khả năng chứa đựng tối đa của phổi, người bình thường dung tích này khoảng 5 lít.

- FEV1: Lưu lượng thở ra gắng sức trong giây đầu tiên. Là lượng khí bạn thở ra trong giây đầu tiên, bình thường hầu hết lượng khí được thở ra trong giây đầu. Trong một số bệnh hô hấp tắc nghẽn làm lưu lượng này giảm xuống.

- PEF: Lưu lượng đỉnh là lưu lượng khí ra khỏi phổi khi thở gắng sức. Nó phụ thuộc vào lực cơ hô hấp và khẩu kính đường thở. Vì thế, PEF thường hay giảm trong các bệnh tắc nghẽn như COPD, hen phế quản; các bệnh yếu cơ như nhược cơ,…

- Lưu lượng thông khí phế nang: là mức không khí trao đổi trong các phế nang trong 1 phút. Không khí chứa đựng trong đường hô hấp được gọi là khoảng chết

+ Khoảng chết giải phẫu: Là thể tích không khí trong đường dẫn khí không trao đổi khí với máu bao gồm mũi họng, khí quản và các phế quản lớn.

+ Khoảng chết sinh lý: Là khoảng chết giải phẫu cộng thêm các thành phần trao đổi khí với máu nhưng không thực hiện chức năng như xơ hoá phế nang, co thắt mao mạch và phế nang…


Kết quả đo chức năng hô hấp

Khi đo chức năng hô hấp, kết quả trả về có 3 trường hợp sau: 

- Bình thường.

- Hội chứng tắc nghẽn.

- Hội chứng hạn chế.

- Kết hợp giữa hội chứng tắc nghẽn/ hạn chế.

Kết quả đo chức năng thông khí còn phụ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng của từng người thì mới đánh giá được. Trong quá trình đo cũng cần thao tác chuẩn để có kết quả chính xác nhất. Kết quả đo có nhiều chỉ số như đã nói ở trên, mỗi chỉ số biểu hiện một chức năng của cơ quan hô hấp cần bác sỹ có chuyên môn để đọc được hết và đưa ra những chẩn đoán bệnh.

Trên đây là các thông tin chung về phương pháp đo thông khí hô hấp. Các bạn có thể tham khảo, lựa chọn và áp dụng phương pháp phù hợp và thực hiện đúng kỹ thuật để kết quả đạt được chính xác nhất.

Call Zalo Messenger