Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Nên Hút Bao Nhiêu Điếu Thuốc Lá Một Ngày Thì Không Gây Hại Cho Sức Khỏe

Như nhiều người đã biết, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, ngoài ung thư phổi, thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch,… không chỉ cho người hút mà còn cho những người xung quanh. 

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá và từ đó trả lời cho câu hỏi: nên hút bao nhiêu điếu thuốc là trong 1 ngày và các cách bỏ thuốc lá.

Các thành phần có trong khói thuốc lá

Thuoc-la
 

Trong khói thuốc lá có hơn 7000 chất hoá học, trong đó có rất nhiều chất gây hại gồm chất gây ung thư, chất gây nghiện và chất gây độc. Ta có thể chia các chất trong khói thuốc lá thành 4 nhóm chính:

Nicotine: đây là chất không màu, có mùi, nó được hấp thu qua da, niêm mạc miệng, mũi và vào phổi. Nicotine gây nghiện lên hệ thần kinh trung ương gây ra các rối loạn về tâm thần như tăng khoái cảm, tăng cảm xúc, tăng sự chú ý và trí nhớ ngắn hạn.

Monoxi cacbon (khí CO): khí CO có nồng độ rất cao trong khói thuốc và nhanh chóng vào máu. Khí CO có ái lực với hồng cầu cao hơn khí O2 nên sẽ chiếm chỗ của O2 trong máu gây giảm O2 trong máu làm ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào, cơ quan, điển hình là hệ hô hấp, gây ra các bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd), hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…

Các chất có trọng lượng phân tử nhỏ trong khói thuốc: các chất này sẽ gây kích thích, làm thay đổi cấu trúc niêm mạc đường hô hấp dẫn đến tăng sinh các tuyến ở phế quản, các tế bào chế tiết và làm mất các tế bài có lồn chuyển trong biểu mô đường hô hấp làm giảm hiệu quả thông khí hô hấp. Các tổn thương này có thể được hồi phục nếu ngừng hút thuốc lá.

Các chất gây ung thư: theo nghiên cứu trong khói thuốc là có hơn 70 chất hoá học có thể gây ung thư. Các chất này sẽ tác động lên bề mặt của hệ hô hấp gây làm phá huỷ các tổ chức, biến đổi các tổ chức, dẫn đến hình thành các tế bào loạn sản, dị sản, các tế bào ác tính trong đường hô hấp.

Tác hại của thuốc lá

Như đã nói ở trên, thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn gây ra rất nhiều bệnh khác như:
 

Tac-hai-cua-thuoc-la


- Bệnh tim mạch: chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh gây nên bởi khói thuốc điển hình là bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não,…và tăng huyết áp,…

- Bệnh hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi,… Khói thuốc không chỉ gây bệnh về hô hấp cho người trực tiếp hút thuốc mà khi người xung quanh hít phải khói thuốc trong không khí cũng có thể bị bệnh (hút thuốc lá thụ động)

- Bệnh ung thư: hàng đầu là ung thư phổi, có thể kể đến các ung thư vòm họng, thực quản, ung thư ruột,…

- Bệnh về thần kinh: trong khói thuốc có nicotine là chất gây nghiện cho hệ thần kinh trung ương sẽ gây ra các bệnh suy giảm trí nhớ, suy giảm trí tuệ, mất tập trung,…

- Các bệnh khác: loãng xương, đau nhức toàn thân, suy giảm thể lực,… Ở nam giới gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh.

Lợi ích của việc bỏ thuốc lá

Từ các tác hại kể trên, ta có thể thấy việc bỏ thuốc lá có những lợi ích tuyệt vời như sau:

Loi-ich-viec-bo-thuoc

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tích tụ chất độc hại trong cơ thể: như đã nói ở trên, việc hút thuốc lá là nguy cơ gây ra rất nhiều bệnh. Việc bỏ hút thuốc lá sẽ giảm khả năng các chất độc trong khói thuốc xâm nhập vào cơ thể từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nan y.

- Cải thiện nhan sắc bên ngoài: những người hút thuốc lá thường bị vàng răng và hơi thở có mùi, việc bỏ thuốc lá sẽ cải thiện được tình trạng nêu trên.

- Tăng khả năng tình dục, hạn chế vô sinh: bỏ thuốc lá sẽ làm tăng lượng máu lưu thông, tăng nồng độ O2 trong máu giúp nuôi dưỡng các cơ quan, từ đó cải thiện chức năng tình dục, hạn chế yếu sinh lý, đồng thời tăng số lượng và chất lượng tình trùng hạn chế được tình trạng vô sinh.

- Cải thiện trí nhớ, tập trung trong công việc: bỏ thuốc lá giúp tăng lượng O2 lên não, giúp chúng ta tập trung hơn, cải thiện trí nhớ, từ đó tăng hiệu quả làm việc.

- Giúp ăn ngon miệng: những người hút thuốc lá, khói thuốc sẽ làm giảm khẩu vị, chán ăn. Việc bỏ thuốc lá giúp cải thiện vị giác, cảm nhận mùi vị tốt hơn từ đó sẽ ăn ngon miệng hơn.

- Bảo vệ môi trường: bỏ thuốc lá sẽ giúp hạn chế thải khói thuốc ra ngoài môi trường, giảm các chất gây hiệu ứng nhà kính và các chất có hại có sức khoẻ, góp phần tạo môi trường trong lành.

- Tiết kiệm kinh tế cho bản thân và gia đình: người hút thuốc lá hằng năng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền cho việc hút thuốc đặt biệt là những người nghiện thuốc lá nặng. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền mua thuốc từ đó cải thiện kinh tế cho bản thân cũng như gia đình.

Nên hút bao nhiêu điếu thuốc lá một ngày

Từ các tác hại của khói thuốc cũng như những lợi ích của việc bỏ thuốc lá kể trên, ta có thế thấy rằng việc từ bỏ thuốc lá là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên để từ bỏ thuốc lá cần phải có sự quyết tâm rất hơn từ người hút thuốc cũng như sự ủng hộ, hỗ trợ của người thân và mọi người xung quanh. Vậy nếu không cai được thuốc lá thì nên hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày?

Trên thực tế hút thuốc lá dù chỉ là một điếu hoặc thỉnh thoảng mới hút vẫn gây hại cho sức khoẻ vì vậy hút thuốc lá không có ngưỡng an toàn. Tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hút ít hơn 5 điếu mỗi ngày sẽ có tỉ lệ tổn thương phổi ít hơn 2/3 so với người hút 30 điếu mỗi ngày. Nghĩa là hút thuốc lá đều có nguy cơ có hại cho sức khoẻ tuy nhiên hút càng nhiều nguy cơ càng tăng cao. Vì vậy nên hạn chế tối đa số lượng thuốc lá hút trong một ngày và để tốt nhất cho sức khoẻ của bạn thì không nên hút thuốc lá.

Bài viết trên đã giúp cho các bạn hiểu được phần nào tác hại của khói thuốc cũng như lợi ít của việc hút thuốc, từ đó giải thích cho bạn hiểu rằng: hút thuốc lá không có ngưỡng an toàn cho sức khoẻ của bạn. Để an toàn nhất cho bạn cũng như người thân của bạn thì tốt nhất nói không với thuốc lá. Hãy vì một Việt Nam không khói thuốc.

Ghi chú: Hút thuốc là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Vì vậy, bạn hãy hạn chế hút thuốc để bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu!

Một số mẫu máy trợ thở hỗ trợ hiệu quả cho bệnh COPD tại nhà.
 

Máy Trợ Thở Philips BiPAP AUTO
AUTO
 
68 reviews
47,850,000 đ
Máy Trợ Thở Philips BiPAP AUTO là máy hỗ trợ thở qua mặt nạ (hỗ trợ thở không xâm nhập).
Máy Trợ Thở Philips DreamStation Auto CPAP
DreamStation
 
15 reviews
Liên hệ
Máy trợ thở Philips DreamStation Auto CPAP là máy trợ thở 1 chiều hỗ trợ thở qua mặt nạ (hỗ trợ thở không xâm nhập).
Máy Trợ Thở Resmed Airsense 10 Autoset
Airsense 10 Autoset
 
25 reviews
46,500,000 đ
ResMed AirSense 10 AutoSet CPAP là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ. Trong quá trình sử dụng máy, máy sẽ tự động điều chỉnh các mức áp suất không khí sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của bạn ...
Máy Trợ Thở Yuwell Bipap YH-725
YH-725
 
32 reviews
21,450,000 đ
Máy trợ thở Yuwell BIPAP YH-725 - máy trợ thở đáp ứng được mong đợi về một thiết bị hỗ trợ thở cho cá nhân tại nhà. Máy hỗ trợ thở qua mặt nạ (hỗ trợ thở không xâm nhập) cho cả hai chiều hít vào và thở ra, có thể tự ...
Call Zalo Messenger