Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Trẻ Nằm Ngủ Nghiêng Đầu Có Nguy Hiểm Không? 

Khoa học đã chứng minh giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Giấc ngủ là thời gian quý giá giúp trẻ phát triển não bộ và cơ thể. Trẻ sơ sinh khi ngủ có một tư thế rất được ưu thích chính là nằm ngủ nghiêng.

Vậy trẻ nằm ngủ nghiêng đầu có nguy hiểm hay không ? Những phương pháp giúp hạn chế trẻ nằm nghiêng đầu? Cùng bài viết này đi tìm hiểu nhé.

Lý do trẻ thường nghiêng đầu khi ngủ.

Nhiều người vẫn nghĩ trẻ nằm nghiêng đầu là một tư thế thoải mái. Tuy nhiên có rất nhiều cơ chế để giải thích lý do trẻ thường gắn đầu khi ngủ:

  • Thị giác của trẻ sơ sinh chưa được phát triển một cách toàn diện: trong giai đoạn sơ sinh, tầm mắt của trẻ chưa thể nhìn rõ những vật ở quá xa. Vì vậy theo phản xạ tự nhiên, trẻ thường hướng tầm mắt đến nơi có ánh sáng rực rỡ hơn. Chính vì vậy khi nằm, trẻ thường nằm nghiêng đầu về phía cửa, bóng đèn,…
  • Phản xạ hướng về phía mẹ: đối với trẻ sơ sinh, mẹ là điều quan trọng nhất. Trẻ luôn hướng về phía mẹ nhờ mùi hương và cảm nhận mẹ. Vì vậy khi mẹ nằm bên cạnh, trẻ sẽ nằm nghiêng đầu về phía mẹ.

Đồng thời, với những người mẹ có thói quen cho con nằm bú. Trẻ sẽ nằm nghiêng đầu để bú và ngủ. Trẻ sẽ giữ đúng tư thế nghiêng đầu khi bú đó để ngủ.

  • Cấu tạo xương cổ trẻ còn yếu: trẻ sơ sinh có hệ thống cơ, xương chưa phát triển toàn diện, còn khá yếu. Đồng thời, đầu trẻ sơ sinh có kích thước lớn và nặng so với xương cổ của trẻ.

Trẻ sơ sinh không thể tự xoay đầu, nâng đầu của mình được. Nếu bố mẹ không chú ý chỉnh đầu cho trẻ, trẻ sẽ giữ nguyên tư thế nghiêng đầu đó.

Ưu điểm của trẻ hay nghiêng đầu khi ngủ.

Khi bố mẹ thường xuyên chú ý thay đổi tư thế cho trẻ, thời gian trẻ nghiêng đầu ít. Thì việc nghiêng đầu khi ngủ của trẻ có những ưu điểm sau:

  • Hạn chế sặc sữa cho trẻ: ở trẻ sơ sinh, trong 6 tháng đầu sẽ được bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi trẻ nằm nghiêng bú mẹ sẽ tạo tư thế thuận lợi cho sức chảy xuống hệ tiêu hoá. Ngược lại khi trẻ nằm thẳng, sữa chảy xuống bị khó. 

Vì vậy khi trẻ nằm nghiêng khi bú sẽ hạn chế sặc và trớ sữa.

  • Giúp trẻ hô hấp dễ dàng: ở trẻ sơ sinh, xương ức và xương sườn khá yếu nên nếu nằm thẳng, hệ thống xương sẽ không thể chống đỡ, chèn ép vào đường hô hấp giúp trẻ khó thở, đôi khi gây ra hiện tượng ngáy ở trẻ.

Khi trẻ nằm nghiêng, áp lực lên lồng ngực sẽ giảm, giảm chèn ép đường hô hấp, giúp trẻ thở dễ dàng, hạn chế hiện tượng ngủ ngáy.

  • Hạn chế áp lực lên tim và đường tiêu hoá: cũng tương tự như cơ chế hô hấp, việc nằm ngửa sẽ tăng áp lực lên tim, tiêu hoá. Việc nằm nghiêng sẽ hạn chế được áp lực lên tim, hệ tiêu hoá của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ nằm nghiêng đầu có ưu điểm khi trẻ được thay đổi tư thế thường xuyên tránh làm trẻ nghiêng đầu về một bên khá lâu. Vì vậy bố mẹ cần chú ý thường xuyên xoay đầu, thay tư thế cho trẻ.

Trẻ nằm nghiêng đầu có những nhược điểm gì?

Bên cạnh những ưu điểm, thì việc để trẻ ngủ nghiêng đầu về một bên thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả như sau:

  1. Hội chứng bẹp đầu ở trẻ em.

Như chúng ta đã nói ở trên, hệ xương của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, xương đầu của trẻ còn khá yếu. Khi trẻ nằm nghiêng một bên thời gian dài sẽ tì đè lên phần xương sọ của trẻ, gây hiện tượng bẹp xương đầu ở bên nằm. 

Đặc biệt với trẻ bị còi xương, tình trạng bẹp đầu càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ bẹp đầu, trẻ nằm nghiêng thời gian dài có thể làm biến dạng tai, lệch xương mặt. Ảnh hưởng đến thẩm mĩ của trẻ.

Việc bẹp xương đầu nhẹ không gây ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên nếu trẻ bị bẹp diện tích lớn, sẽ gây hẹp sọ, ảnh hưởng đến phát triển não bộ, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Vì vậy bố mẹ cần lưu ý, quan tâm đến việc thay đổi tư thế nằm của trẻ.

  1. Hiện tượng vẹo cổ.

Tư thế nằm thẳng là tư thế chuẩn cho cột sống của con người. Trẻ sơ sinh khi nằm nghiêng sẽ gây vẹo cột sống cổ. Nếu để thời gian dài sẽ gây vẹo cột sống cổ. 

Đồng thời tật vẹo cổ là do trẻ bị rút ngắn cơ sternocleidomastoid gây lệch cơ hai bên, đầu có xu hướng vẹo về phía cơ bị co rút ngắn hơn.

Tật vẹo cổ không chỉ ảnh hưởng đến tư thế đầu mà còn ảnh hưởng đến vùng mặt, thẩm mĩ của trẻ.

Khi phát hiện trẻ có hiện tượng vẹo cổ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời, tránh gây mất thẩm mĩ của trẻ.

  1. Hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS)

Hội chứng đột tử sơ sinh được viết tắt là SIDS, là hội chứng thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong, không rõ nguyên nhân, xảy ra ở trẻ khi ngủ.

Hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân cũng như cơ chế gây ra hội chứng này. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp gặp hội chứng này cao hơn so với trẻ nằm thẳng, lý do có thể giải thích rằng do khi trẻ nằm sấp sẽ gây tắc nghẽn đường thở.

Biện pháp khắc phục tật nằm nghiêng đầu khi ngủ ở trẻ.

 
 
  • Hướng sự tập trung của trẻ về bên đối diện: trẻ sơ sinh thường hay nghiêng đầu về phía có ánh sáng. Bố mẹ có thể thu hút sự chứ ý của trẻ về bên ngược lại giúp trẻ xoay đầu bằng cách: nói chuyện, dùng xúc xắc, âm nhạc,…giúp trẻ thường xuyên xoay đầu và thay đổi tư thế.
  • Khi không thể chơi với bé thường xuyên, tránh để các đồ vật thu hút sự chú ý của bé làm bé nghiêng đầu về một phía như treo nôi, bật đèn,…
  • Mẹ thường xuyên thay đổi tư thế bú cho trẻ: trong một đêm, trẻ thường dậy bú nhiều lần, các mẹ nên chăm chỉ đổi bên để trẻ được xoay đầu nhiều hơn, tránh chỉ bú một bên.

Đồng thời, khi trẻ bú hai bên, giúp giảm lượng sữa đều hai bên bầu vú của mẹ, tránh gây tắc sức hoặc lệch. Vừa lợi cho mẹ lại tốt cho bé.

  • Sử dụng các đồ chèn đầu cho trẻ khi ngủ: sử dụng gối kê, chăn,…để giữ đầu trẻ nằm thẳng khi mà bố mẹ không thể trông trẻ khi ngủ.

Tuy nhiên khi trẻ có thể xoay đầu hoặc ở độ tuổi biết lẫy, không nên chèn quá chặt để bé có thể tự thay đổi tư thế, lại thoải mái khi ngủ.

  • Quan trọng nhất là bố mẹ thường xuyên quan tâm, thay đổi tư thế đầu cho trẻ. Tránh để trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu đặc biệt với trẻ chưa thể tự xoay đầu, chưa biết lẫy.

Trẻ nằm nghiêng một bên khi ngủ tưởng chừng như là bình thường nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ. Bố mẹ nên phát hiện sớm và khắc phục, hạn chế việc trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu. Khi thấy bé có hiện tượng vẹo đầu, bẹp đầu, cần đưa bé đến ngay các cơ sở ý tế để khám và điều trị kịp thời.

Call Zalo Messenger