Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Máy trợ thở nội khí quản là gì? Khi nào cần sử dụng 

Máy trợ thở nội khí quản thường được sử dụng trong cơ sở chăm sóc đặc biệt hoặc phòng phẫu thuật. Vậy máy trợ thở nội khí quản là gì? Khi nào cần phải sử dụng máy trợ thở nội khí quản? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhé!

Máy trợ thở nội khí quản là gì?

 

Máy trợ thở nội khí quản hay còn được gọi là máy thở xâm nhập. Đây là loại máy thở thông khí thông qua ống đặt nội khí quản hoặc canun mở khí quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu thông được đặt trước cùng tần số thở theo tần số thứ tự của bệnh nhân.

Phương thức này có thể kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không thể kiểm soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ được thay đổi theo tình trạng cơ học phổi của bệnh nhân. 

Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân sẽ không cần phải ngừng thở hoàn toàn, do đó bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc giãn cơ.  

Một số máy thở nội khí quản được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
 

Máy thở BMC G3 B25VT
G3 B25VT
 
15 reviews
32,000,000 đ
Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20
Auto CPAP BMC G3 A20
 
0 reviews
21,000,000 đ
Máy trợ thở Auto CPAP BMC G3 A20 là dòng thiết bị y tế cao cấp nhất do BMC phát hành.
Máy Trợ Thở BMC G3 B30VT
G3 B30VT
 
20 reviews
35,000,000 đ
Máy trợ thở do công ty MedJin phân phối độc quyền, đầy đủ giấy tờ có thể vào thầu tại bệnh viện...
Máy Trợ Thở Resmed Airsense 10 Autoset
Airsense 10 Autoset
 
25 reviews
46,500,000 đ
ResMed AirSense 10 AutoSet CPAP là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ. Trong quá trình sử dụng máy, máy sẽ tự động điều chỉnh các mức áp suất không khí sao cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của bạn ...

Khi nào cần phải sử dụng máy trợ thở nội khí quản

 

Máy trợ thở nội khí quản được chỉ định sử dụng trong suy hô hấp cấp, ngưng thở, hỗ trợ  hô hấp để giảm bớt công cơ hô hấp và gánh nặng cho tim, nhưng không được sử dụng trong các trường hợp thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển

Máy trợ thở nội khí quản còn được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp do chấn thương dập phổi, đuối nước và do hít, đợt cấp của suy hô hấp mạn tính và sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Ngoài ra, máy còn được sử dụng khi bệnh nhân bị giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương và trong trường hợp bị ngộ độc thì bệnh nhân cũng có thể sử dụng loại máy này. 

Các phương pháp thông khí cơ học

cac-phuong-phap-thong-khi-co-hoc
 

- Thông khí nhân tạo xâm nhập

Thông khí nhân tạo xâm nhập: Là phương pháp thông khí nhân tạo cho bệnh nhân thông qua ống đặt nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản.

- Thông khí nhân tạo không xâm nhập

Thông khí nhân tạo không xâm nhập là phương pháp thông khí cho bệnh nhân mà không cần phải đặt ống nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản. Có thể thông khí quan mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi – miệng.

Các loại máy thở xâm nhập

Máy thở áp lực dương.

Các máy thở áp lực dương tạo ra áp lực dương bên trong phổi, làm cho phổi căng và nở ra. Các loại máy thở này tạo ra áp lực dương bên trong lồng ngực, ngược với sinh lý. Tuy nhiên, đây là loại máy được dùng phổ biến trong các khoa Điều trị Tích cực, bởi vì loại máy này cho phép các bác sĩ hồi sức can thiệp mạnh và kiểm soát thông khí tốt hơn cho bệnh nhân.

Nguyên lý máy thở áp lực dương:  

+ Hít vào: Áp lực dương ở Piston sẽ bơm không khí vào phổi.  

+ Thở ra: Dừng áp lực dương và van thở ra mở: không khí từ phổi ra ngoài

Ưu nhược điểm:

- Áp lực dương tốt cho trở kháng đường thở, nhưng kém hợp tác.

- Áp lực dương quá lớn có thể gây ra vỡ phế nang.

- Khi dang thở áp lực dương nếu không đặt PEEP có thể gây xẹp phế nang

- Mất phản xạ thở nếu thở máy dài ngày

- Ảnh hưởng tuần hoàn máu

Máy thở áp lực âm.

 

Các máy thở áp lực âm  sẽ tạo ra áp lực âm ngoài lồng ngực. Áp lực âm ngoài lồng ngực sẽ làm nở thành ngực và không khí sẽ đi vào phổi của bệnh nhân. Các loại máy thở này có vẻ rất sinh lý nhưng rất khó để có thể kiểm soát thông khí cho bệnh nhân và có nhiều hạn chế. Điển hình cho máy thở áp lực âm là “phổi thép”.

Nguyên lý máy thở áp lực âm :

+ Hít vào: Hệ thống bơm hút tạo ra sự chênh lệch áp lực trong khoang phổi thép thấp hơn trong khoanglồng ngực làm cho nồng ngực bị giãn ra dẫn đến áp lực trong phổi thấp hơn áp lực khí quyển từ đó làm cho không khí đi vào phổi.

+ Thở ra: áp lực âm giảm dần sẽ dẫn đến khoang lồng ngực của bệnh nhân bị xẹp dần, từ đó không khí từ trong phổi sẽ đi ra ngoài. Tạo ra chu kỳ thở giống với chu kỳ thở tự nhiên.

Ưu nhược điểm:

-  Giống với thở tự nhiên và bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện trong suốt quá trình thở bằng máy.

Quy trình thực hiện thở máy xâm nhập

quy-trinh-thuc-hien-tho-may-xam-nhap
 
  • Bước 1: Tiến hành đặt ống nội khí quản nếu bệnh nhân chưa được đặt ống nội khí quản hoặc chưa có canuyn mở khí quản. Sau đó bóp bóng oxy qua ống nội khí quản trong khi chuẩn bị máy thở.
  • Bước 2: Đặt các thông số máy thở ban đầu
  • Bước 3: Đặt các mức giới hạn báo động
  • Bước 4: Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
  • Bước 5: Tiến hành cho bệnh nhân thở máy. Điều chỉnh thông số máy thở
 

Lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng

 

Khi sử dụng máy thở xâm nhập thì ống thở sẽ được luồn qua miệng hoặc mũi xuống khí quản của bệnh nhân. Do đó khi sử dụng máy thở thì người bệnh sẽ không thể ăn hoặc nói, và bệnh nhân sẽ được cho ăn qua một ống xông.

Sử dụng máy thở xâm nhập gây cảm giác rất khó chịu nên bệnh nhân thường được gây mê trong suốt thời gian điều trị.

Trên đây là câu trả lời về máy trợ thở nội khí quản. Hy vọng bài viết về máy trợ thở nội khí quản này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại máy này nhé!

Call Zalo Messenger