Máy tạo oxy là thiết bị y tế lấy không khí trực tiếp từ môi trường xung quanh, loại bỏ khí nitơ khỏi nó bằng cách sử dụng bộ lọc và sàng, sau đó cung cấp oxy tinh khiết có nồng độ trên 90%. Loại oxy cần thiết cho những bệnh nhân khó thở do không có khả năng hấp thụ đủ lượng oxy, chẳng hạn như viêm phổi, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ hoặc những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Máy trợ thở là thiết bị y tế được cấu tạo nhằm mục đích tạo ra một dòng khí với áp lực vừa đủ để đưa khí oxy vào phổi của những người bị suy hô hấp hoặc hô hấp khó khăn.
Máy trợ thở có nhiều mục đích, chẳng hạn như cung cấp lượng oxy đậm đặc cao cho bệnh nhân, giảm nỗ lực thở ở những người có cơ hô hấp yếu hoặc bất kỳ tổn thương nào ở não hoặc tủy sống khiến họ không thể tự thở. Nó cũng hỗ trợ bệnh nhân chống lại nhiễm trùng và giúp phục hồi một cách nhanh chóng.
Máy tạo oxy cung cấp nồng độ oxy cao hơn cho những người có lượng oxy thấp. Sự khác biệt giữa máy tạo oxy và máy thở là máy thở hỗ trợ quá trình hô hấp và phụ trách hô hấp cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể nghỉ ngơi trong quá trình hồi phục. Còn máy tạo oxy không hỗ trợ quá trình hô hấp mà máy tạo oxy chỉ cung cấp nồng độ oxy cao hơn, nhiều hơn mức tối thiểu 21% có trong không khí.
Máy tạo oxy sử dụng máy tạo không xâm lấn - loại máy hỗ trợ thở thông qua các mặt nạ oxy hoặc ống thông mũi. Còn để sử dụng máy thở thì cần phải có phương pháp xâm lấn. Phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản để đưa ống vào bệnh nhân.
Máy tạo oxy cung cấp oxy không cần bất kỳ lực nào mà bệnh nhân có thể hít vào bằng nỗ lực cá nhân, trong khi máy thở sử dụng lực do máy cung cấp để đẩy không khí vào phổi của bệnh nhân.
Máy tạo oxy và máy trợ thở cũng khác nhau về cách tiếp cận và phương thức làm việc. Máy tạo oxy có hai cách tiếp cận để cung cấp oxy đó là: dòng liên tục và dòng xung. Trong dòng chảy liên tục máy tạo oxy liên tục cung cấp oxy, trong khi dòng chảy xung, oxy chỉ được cung cấp khi bệnh nhân hít vào. Máy thở có nhiều cài đặt khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân, chẳng hạn như kiểm soát áp suất phổi, nồng độ oxy, thời gian và tốc độ thở cần thiết.
Máy tạo oxy sử dụng nguồn điện hoặc pin, có thể kéo dài từ 3 - 24 giờ tùy vào mức độ sử dụng, còn máy trợ thở chỉ có thể hoạt động bằng điện.
Máy tạo oxy không tốn kém để vận hành vì nó không yêu cầu sự giám sát liên tục của chuyên gia. Nếu được bảo quản một cách cẩn thận, máy có thể sử dụng được 5 - 7 năm. Ngược lại thì máy trợ thở cần yêu cầu một chuyên gia chăm sóc sức khỏe vận hành và nó cần được bảo trì.
Máy tạo oxy và máy thở cũng khác nhau về việc giám sát cần thiết khi bệnh nhân sử dụng thiết bị. Khi bệnh nhân sử dụng máy tạo oxy, chỉ cần theo dõi độ bão hòa oxy, có thể được thực hiện bằng máy đo oxy xung. Ngược lại, khi bệnh nhân sử dụng máy trợ thở, một số thứ sẽ cần phải được kiểm tra liên tục. Chúng bao gồm ABG (khí máu động mạch), hút dịch đường thở, huyết áp, xem xét cài đặt máy thở theo tình trạng của bệnh nhân, phòng ngừa nhiễm trùng, nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân, kiểm soát cơn đau,...
Như vậy, từ những điểm trên thì rõ ràng máy tạo oxy và máy trợ thở chỉ giống nhau về việc cung cấp oxy cho các mục đích y tế, còn lại là chúng khác nhau về phương pháp quản trị, chức năng, tính di động và hoạt động. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn mà bạn nên chọn cho mình thiết bị phù hợp với mình nhé.
Nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp thì có thể liên hệ với Medjin theo số Hotline 0917992556 để được tư vấn và hỗ trợ một cách kỹ lưỡng nhất nhé.