Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Ung thư phổi di căn có lây không?

Ung thư là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong sự phát triển của nền công nghiệp với nhiều hoá chất thải ra ngoài môi trường cũng như không đảm bảo của nhiều loại thực phẩm bị nhiễm hoá chất độc hại. Ung thư phổi cũng là một nhóm bệnh tỷ lệ mắc cao. Một số người dân tỏ ra lo lắng rằng ung thư phổi di căn có lây lan hay không? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé. 

Ung thư phổi là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề ta cần hiểu bản chất của chúng là gì. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về ung thư phổi và các vấn đề liên quan chúng. 

Ung thư là một nhóm các bệnh về rối loạn sự phân chia tế bào. Bình thường các tế bào được kiểm soát sự phân chia nghiêm ngặt, nếu chúng trở nên sai sót sẽ được hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt.Tuy vậy, một trong số đó trở nên quá nguy hiểm và vượt khỏi tai mắt của các tế bào miễn dịch và sinh sản mất kiểm soát tạo thành các khối u mà người ta gọi là ung thư. 

ung-thu-phoi


Ung thư phổi là những tế bào ở phổi bị biến đổi, sinh sản mất kiểm soát tạo thành các khối u tại đây. Thường ung thư phổi xuất phát từ các biểu mô lót mặt trong phế nang do các tế bào này luôn phải phân chia tạo tế bào mới thay cho những cái cũ đã hỏng, chúng cũng là những tế bào tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây hại. 

Những tế bào ung thư ngoài khả năng sinh sôi nảy nở nhanh chóng còn có khả năng di chuyển tới những cơ quan khác trong cơ thể được gọi là sự di căn của tế bào ung thư.  Đó mới thực sự nguy hiểm vì rất khó tìm và tiêu diệt toàn bộ chúng. 

Thường các tế bào này có thể di chuyển vào máu, vào bạch huyết và di chuyển tới những vùng lân cận. Khi di chuyển tới các cơ quan thích hợp như các hạch, tuỷ xương,… các tế bào này sẽ phát triển thành khối u thứ phát. Khi đó ung thư sẽ tràn lan khắp cơ thể. Quá trình này xảy ra là tất yếu với những bệnh ung thư phát hiện muộn và không được điều trị tốt. 

Ung thư phổi và các yếu tố nguy cơ

Ung thư phổi có thể là sai sót bên nhưng thường là một hệ quả của quá trình tương tác của cơ thể với môi trường bên ngoài. Tư ăn uống tới sinh hoạt, nếp sống, không khí đều dẫn tới bệnh tật. Đặc biệt là khi các yếu tố này kết hợp với nhau thì càng nguy hiểm. 

ung-thu-phoi-va-yeu-to-nguy-co
 
  • Thuốc lá, thuốc lào: 80-90% bệnh nhân mắc ung thư phổi liên quan tới thuốc lá, thuốc lào cho thấy sự nguy hiểm của chúng. Khói của hai loại này chứa hàng nghìn chất độc hại cho niêm mạc hô hấp cũng như toàn cơ thể. Trong đó có nhiều chất gây ung thư trong thử nghiệm lâm sàng. Không chỉ người hút bị ảnh hưởng mà những người xung quanh hít phải khói thuốc cũng bị tổn thương không nhỏ đến sức khoẻ. Khói thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt bện: COPD, viêm phế quản,…
  • Tia xạ: Gây tổn thương trực tiếp vào tế bào. Những người tiếp xúc, phơi nhiễm với tia xạ tăng khả năng mắc ung thư phổi hơn người bình thường. 
  • Các yếu tố môi trường: làm việc trong môi trường có chất độc hại như bụi amiang, randon, các kim loại nặng (asen, crom, niken), môi trường nhiều bức xạ ion hoá và các hidrocarbon thơm cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. 
  • Bệnh xơ phổi: Theo một số nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng bệnh xơ phổi làm gia tăng khả năng mắc ung thư phổi lên tới 7 lần. Việc này không phụ thuộc vào vấn đề hút thuốc lá, chúng độc lập với nhau. 
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có một ảnh hưởng nhất định tới nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Mặc dù điều này còn đang được nghiên cứu nhưng cũng có thể thấy một số gia đình có các thế hệ đều mức bệnh. Tuy nhiên yếu tố di truyền cũng có tác động bởi môi trường. Do đó nếu bạn có lối sống lành mạnh thì có thể hạn chế phần nào nguy cơ. 

Sàng lọc và phát hiện sớm

Ung thư phổi giai đoạn sớm thường ít biểu hiện và cũng không có dấu hiệu đặc trưng nào nên rất khó nhận biết. Cho tới khi bệnh diễn biến đến giai đoạn nặng: ho dai dẳng, ho máu, đau tức ngực, khó thở… mới phát hiện ra thì điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, cần phải sàng lọc sớm để phát hiện và điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Thường các bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT scan để sàng lọc, phương pháp này đem lại hiệu quả nhất định. Những người hút thuốc lá lâu năm, những người có yếu tố nguy có như đã nêu ở trên cần đi sàng lọc định kì, nếu phát hiện bất thường sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán.

Bệnh ung thư phổi di căn có lây không?

Đây là một câu hỏi gây thắc mắc và lo lắng cho nhiều người. Có thể một số trường hợp người trong cùng gia đình đều mắc hay những người trong cùng một làng cũng đều mắc ung thư phổi. 

Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì trong hầu hết trường hợp, một người khỏe mạnh không hề bị lây ung thư từ một người bệnh ung thư và điều đó cũng đúng với bệnh ung thư phổi di căn. Những trường hợp cùng nhà hay cùng làng cùng mắc bệnh có thể giải thích đơn giản là những người cùng huyết thống được di truyền về khả năng dễ mắc bệnh ung thư, hơn nữa nếu người cha, ông hút thuốc lá, thì con cháu đều bị ảnh hưởng từ đó có thể mắc cùng bệnh. Với những người cùng sống trong môi trường ô nhiễm cũng có thể cùng mắc một bệnh nhu nhau. 

Cho tới nay thì vẫn chưa có bằng chứng về sự tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân ung thư phổi hoặc hít thở chung một không khí có thể lây lan ung thư từ người này sang người khác. Vì đơn giản là tế bào ung thư không thể di chuyển, sinh sôi trong một cơ thể khác được. Mà nếu có sang được cơ thể khoẻ mạnh khác thì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ cũng tiêu diệt chúng hoàn toàn đơn giản. 

Một số sự cố hiếm gặp

Tuy không thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác thì trong một số trường hợp có thể lây nhiễm hi hữu:
 

Đã có một số trường hợp người nhận cấy ghép có thể mắc ung thư từ người hiến tạng. Theo các nhà khoa học thì điều này xảy ra do khi cấy ghép tạng người ta cần dùng thuốc làm suy giảm miễn dịch, từ đó mà tế bào ung thư được tự do phát triển.
Điều này là rất hiếm xảy ra nhưng đã có những trường hợp hi hữu xảy ra như ung thư hắc tố lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhau thai.
 

Như vậy qua bài viết bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ung thư phổi di căn có lây không. Những điều này đã được khoa học nghiên cứu và làm sáng tỏ. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ và có nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Call Zalo Messenger