Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Được Tắm Không?

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là những tháng mùa lạnh. Là một viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp dưới làm rối loạn xuất tiết và tăng kích thích đường thở. Khi trẻ bị mắc viêm phế quản thường làm bố mẹ lo lắng về việc chăm sóc nhất là lúc tắm rửa cho trẻ. 

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản thường do virus gây nên và sau đó bội nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn thường gây bệnh viêm phế quản là phế cầu, H. influenza, liên cầu,… Chúng thường tấn công trẻ khi sức đề kháng yếu, gặp lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm làm cho chúng hoạt động mạnh lên và gây bệnh cho trẻ. Viêm phế quản hay gặp sau các viêm nhiễm mũi họng như ho sốt cảm lạnh, sổ mũi. Một số trẻ do tắm quá lâu hoặc ở điều hòa cũng có thể dẫn tới bệnh. 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất hay gặp và có một số triệu chứng chính sau:

- Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp, tuy nhiên những biểu hiện thường không rõ ràng gây khó khăn để nhận biết chúng. Những dấu hiệu sớm mà các mẹ nên để ý khi trẻ bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường, đang bú phải dừng lại để thở, đôi khi có một số tiếng thở bất thường như tiếng khò khè, thở khó khăn hơn, nôn ói, thậm chí là đau ngực ...

dau-hieu-tre-bi-viem-phe-quan
Trẻ bị khó thở khi mắc viêm phế quản


Khi bị viêm phế quản, các tác nhân gây viêm sẽ kích thích niêm mạc tăng tiết dịch và đôi khi gây co thắt, một số loại virus còn làm tổn thương biểu mô hô hấp gây bít tắc. Do đó trẻ có các biểu hiện ho nhiều, khó thở và sốt. Những cơn sốt và cơn ho kéo dài cần các mẹ chú ý nếu trẻ xuất hiện cả đến tuần thứ 2 thì rất có khả năng là trẻ đã bị viêm phế quản.

- Đối với trẻ nhỏ và trẻ lớn thì đường thở rộng hơn nên các triệu chứng của viêm phế quản cũng ít nặng nề hơn: 

+ Trẻ thường ho dai dẳng kéo dài thường khoảng 2-3 tuần, có thể trẻ có bị đau rát cổ họng, ho khạc đờm. Đờm thường là đờm trắng trong do virus nhưng sau đó khi bội nhiễm vi khuẩn thì có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Những dấu hiệu đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ cũng có thể gặp tùy từng trẻ.

+ Khi mới bắt đầu phát bệnh, trẻ bắt đầu có các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như hắt hơi sổ mũi(có thể dẫn đến ngạt mũi), ho khan, sốt nhẹ.

+ Khi bệnh đã trở nên nặng hơn sốt nặng hơn,các triệu chứng thở khò khè hoặc thở bằng miệng bắt đầu xuất hiện. Da của trẻ đôi khi tím tái, xanh xao. Thỉnh thoảng có những triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy mức độ nhẹ.

+ Tới giai đoạn nguy hiểm: Trẻ sốt cao trên 39 độ C, trẻ thường mê man, mệt mỏi nhiều, chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, không vận động được, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Trẻ có những cơn ho kéo dài như ho gà, tiếng ho nặng tiếng do xuất phát từ phế quản, nếu kèm viêm thanh quản thì trẻ có khàn tiếng, ho thường có đờm. trẻ thường thở nhanh và mạnh hơn bình thường, lồng ngực hoạt động mạnh, hay phải há miệng để thở và thường xuất hiện những tiếng thở bất thường như tiếng khò khè, khụt khịt.
 

tre-xanh-xao-khi-mac-viem-phe-quan.
Trông trẻ xanh xao, mệt mỏi khi bị viêm phế quản


Trẻ thường xanh xao hơn bình thường, những trường hợp nặng bị suy hô hấp trẻ thường tím tái vùng môi và đầu chi, khi đó cần được đưa cấp cứu nhập viện để điều trị. Nôn và tiêu chảy có thể gặp khi trẻ mắc bệnh kéo dài. Nặng nề hơn trẻ sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật lành tính. Thường tim mạch không bị ảnh hưởng, mạch thường nhanh yếu.

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?

Khi trẻ bị viêm phế thì hầu hết các bậc phụ huynh đều thắc mắc về câu hỏi này. Nhiều cha mẹ không cho con tắm khi trẻ có những triệu chứng như sổ mũi, ho, vì sợ con bị nhiễm lạnh làm bệnh nặng nề hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải biết rằng trẻ sẽ bị nhiễm bệnh nặng hơn.nếu như không tắm cho trẻ.

Đối với những trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp nặng thì việc vệ sinh chân tay, vệ sinh thân thể cho trẻ là việc rất quan trọng. Nhưng điều cần lưu ý là việc tắm cho trẻ cần thực hiện đúng để không làm bệnh nặng nề hơn vì không thể dùng cách tắm của người bình thường cho trẻ nhỏ được. Nếu tắm cho trẻ nếu không đúng cách thì trẻ rất dễ khiến cho trẻ bệnh sẽ bị nặng hơn. Để tránh tình trạng này thì các mẹ cần tham khảo một số phương pháp sau đây.

Cách tắm cho trẻ bị viêm phế quản

Với những cách tắm cho trẻ mùa lạnh sau, cha mẹ có yên tâm về vấn đề sức khỏe cho con khi tắm cho trẻ đang bị viêm phế quản:

- Nhiệt độ nước tắm cần phải đủ ấm, không được quá nóng mà cũng không được quá lạnh. Nhiệt độ của nước có thể kiểm tra bằng tay hoặc đo bằng nhiệt kế. Thường nhiệt độ hợp lý là khoảng 33 độ C đến 35 độ C.

- Cho trẻ tắm trong phòng kín gió.

- Để thoải mái hơn, các mẹ có thể xả nước ấm ra sàn để nhiệt độ phòng ấm hơn. Nhờ đó làm không khí trong phòng ấm hơn, đồng thời giảm thoát hơi nước tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh.

tre-bi-viem-phe-quan-co-duoc-tam
Tắm cho trẻ đúng cách khi trẻ bị viêm phế quản

- Mẹ cần tránh cho trẻ ngâm trong nước quá lâu và phải tắm nhanh cho trẻ.

- Không nên cởi hết quần áo mà tắm từng bộ phận cho trẻ.

- Khi đã tắm xong cần lau khô người cho trẻ ngay để tránh hiện tượng bay hơi nước, lau khô xong thì quấn khăn luôn cho trẻ để giảm bớt tiếp xúc với môi trường lạnh. 

Trên đây là một số cách tắm cho trẻ bị viêm phế quản mà cha mẹ cần chú ý.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ nhỏ bị viêm phế quản

Những lưu ý dưới đây vô cùng quan trọng mỗi khi các mẹ khi tắm cho trẻ và đang lo lắng trẻ bị viêm phế quản có được tắm không. Việc tắm cho trẻ là cần thiết nhưng không cẩn thận thì lợi bất cập hại, gây bệnh nặng thêm.

- Dù là mùa nóng hay lạnh thì cũng không để trẻ tắm quá lâu. Tắm lâu sẽ làm trẻ bị mất nhiệt trong khi cơ thể đang trong trạng thái bị bệnh rất dễ bị bên ngoài tác động có thể bị nhiễm lạnh.

- Thường tắm cho trẻ vào thời gian giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Khi đó nhiệt độ môi trường thường ấm nhất trong ngày. Không nên cho trẻ tắm quá muộn khi nhiệt độ ngày đang giảm làm bệnh nặng thêm.

- Cần chuẩn bị sẵn quần áo cho con trước khi tắm để trẻ được mặc quần áo ngay sau khi tắm tránh thời gian phải đi tìm.

- Sau khi tắm xong dùng khăn mềm lau người tránh dùng khăn quá cứng có hại tới da của trẻ.

- Khi đã tắm xong vệ sinh tai bằng bông chuyên dụng.

- Không nên cho trẻ ra ngoài ngay sau tắm mà cho trẻ ngồi trong phòng khoảng 10 - 15 phút để tránh việc bị cảm sốt đột ngột.

Cách tắm cho trẻ nhỏ đúng cách về mùa lạnh

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang bị viêm phế quản cần được chú ý nhiệt độ phòng trước khi tắm. đóng kín các cửa sổ, không để gió lùa vào phòng nhất là trong mùa lạnh. Đôi khi có thể làm ấm phòng bằng máy sưởi nhưng chú ý không chĩa thẳng vào người con để tránh bỏng và khô da.
Trước khi tắm cho trẻ, cần chuẩn bị hết tất cả quần áo, mũ, tất, găng sẵn sàng để khi tắm xong lau người cho trẻ là có quần áo mặc ngay tránh bệnh nặng hơn khi tiếp xúc không khí lạnh quá lâu.
Mùa đông thì tất nhiên cần dùng nước ấm, tuy nhiên khi trẻ đang viêm phế quản thì mùa hè cũng nên chuẩn bị nước ấm cho trẻ tắm. Nhiệt độ lý tưởng nhất nước từ 33-36 độ C. Việc dùng nước nóng quá có thể làm trẻ bị bỏng hoặc khô da. Nhiệt độ kiểm tra bằng cách dùng khuỷu tay hoặc cổ tay để cảm nhận hay dùng nhiệt kế để đo.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tắm trong chậu. Sau khi đã chuẩn bị nước tắm và đồ dùng xong, các mẹ có thể đặt bé vào chậu tắm ngay. Nước trong chậu chỉ khoảng 8cm hoặc ngập hết vai bé.

Đối với trẻ lớn thì cho trẻ tắm trong bồn hoặc dùng chậu nước.

Rửa mặt của bé nên dùng nước sạch. Mắt và mũi của con thì vệ sinh sạch sẽ bằng bông gòn. Sau đó, rửa sạch toàn bộ mặt của bé với khăn mặt mềm. Chú ý tránh nước vào mắt trẻ.

Sau khi rửa mặt xong là tới bước gội đầu, cần chú ý không để nước vào tai trẻ. 

Khi tắm toàn thân, lưu ý phải thao tác nhanh để tránh làm mất nhiệt, những vùng có ngấn (nếp gấp) ở cổ, nách, háng phải chú ý lau cẩn thận hơn. 

Sau khi tắm xong lau người trẻ bằng khăn mềm thấm nước, lau xong tới đâu thì quấn khăn tới đó để giữ nhiệt. Nếu thấy tái nhợt da thì cần ủ ấm cho trẻ ngay. Khi lau người cần chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng quan trọng nhất là gan bàn chân cần lau khô và ủ ấm ngay.

Sau khi tắm xong để trẻ nơi ấm áp, tránh ra ngoài tiếp xúc với gió làm tình trang của trẻ xấu đi.

 

Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi được rất nhiều bà mẹ đặt ra: Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm hay không? Và những lưu ý cần thiết khi tắm cho trẻ. Tuy nhiên với trẻ bị viêm phế quản các mẹ không nên tự ý chữa trị hay chăm sóc cho các bé theo các mẹo dân gian mà nên tới các cơ sở uy tín, có chuyên môn để khám, điều trị và chăm sóc cho trẻ.

 
Call Zalo Messenger