Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

[Giải Đáp Thắc Mắc] U Phổi Lành Tính Có Phải Mổ Không?

U phổi có thể làm nhiều người liên tưởng tới ung thư phổi-một loại ung thư nguy hiểm và phổ biến ở nước ta. Nhưng không giống với ung thư phổi, u phổi lành tính là một bệnh không nguy hiểm, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. 
  1. U phổi lành tính là gì? 

Khối u là một sự phát triển bất thường của một số tế bào trong cơ thể. Các tế bào này sinh sản tăng cao tích tụ lại thành một khối và không chết đi theo thời gian như tế bào bình thường. 

Các khối u phổi là khối u xuất hiện trong nhu mô phổi hoặc trong đường dẫn khí tới phổi. Các khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư phổi) 

U phổi lành tính là một thuật ngữ chỉ một khối u ở phổi và phát triển ‘lành tính’, có nghĩa là chúng không vào máu hay bạch huyết lây lan sang cơ quan khác, khối u cũng phát triển chậm, thường ít gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Để có thể phân biệt u phổi lành tính và u phổi ác tính, người ta dựa vào nhiều tiêu chí: 

4 đặc điểm phân biệt u phổi lành tính và ác tính.
  • Tốc độ phát triển: Khối u ác tính thì có tốc độ phát triển rất nhanh, thời gian tăng gấp đôi kích thước trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, tốc độ phát triển chậm chạp trong nhiều tháng, nhiều năm và đôi khi còn nhỏ lại. 
  • Sự xâm lấn: Do có khả năng phát triển mạnh và sinh sôi ở bất cứ đâu nên u phổi ác tính có thể phát triển xâm lấn sang các vị trí xung quanh và thậm chí là cơ quan bên cạnh. Ở u phổi lành tính điều này ít xảy ra. 
  • Tái phát: Ung thư phổi thường hay tái phát sau khi phẫu thuật còn u phổi lành tính hầu như không tái phát. Nếu tái phát cũng xuất hiện ở vị trí cũ còn u phổi ác tính thường lây lan ra nhiều vị trí. 
  • Mức độ nguy hiểm: Nói về độ nguy hiểm thì ung thư phổi nguy hiểm hơn rất nhiều. Hầu hết người mắc ung thư phổi có tuổi thọ ngắn, thường sống thêm khoảng 1-2 năm. Còn u phổi lành tính thường ảnh hưởng ít tới sức khoẻ nếu được điều trị kịp thời. 
 
  1. Các loại u phổi lành tính thường gặp 

  • Hamartomas: là một loại nốt phổi phổ biến nhất trong những loại u phổi lành tính, chiếm khoảng 55%. Chúng thường được tìm thấy ở phần ngoài mô liên kết của phổi. Cũng có thể gặp chúng ở phế quản phổi. 

Hamartomas thường được tạo thành từ mô liên kết, mô sụn, chất béo và cơ với số lượng cũng như sắp xếp bất thường. Chúng thường có kích thước nhỏ hơn 4 cm và xuất hiện hình đồng xu trên phim chụp x quang. 

  • U tuyến phế quản: cũng là một trong những loại u phổi lành tính phổ biến. Chúng được tạo nên từ biểu mô đường hô hấp. U tuyến phế quản thường xuất hiện trong lòng phế quản hoặc biểu mô nhầy của phổi. 
  • U nhú (Papilomas): là một loại u phổi lành tính ít gặp. Chúng thường xuất hiện trong các khí phế quản, nhô ra khỏi niêm mạc. Các loại u nhú có xuất phát từ những tế bào biểu mô hô hấp. Có ba loại u nhú phổi: 

U nhú tuyến thường xảy ra ở người trưởng thành, dạng nốt xuất hiện ở trung tâm của phổi. Qua nhiều nghiên cứu nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra u nhú tuyến này. 

U nhú dạng vảy thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Nó xuất phát từ các tế bào vảy của biểu mô hô hấp. Nguyên nhân gây ra u nhú vảy này là do nhiễm virus. Đáng chú ý, u nhú dạng này có thể phát triển thành các khối u ác tính.

U nhú hỗn hợp là những loại u nhú cứa cả u nhú vảy và u nhú tuyến. 

  • Các khối u lành tính khác một số loại u bắt nguồn từ mỡ hoặc mô liên kết tạo ra. 
  1. Chẩn đoán u phổi lành tính 

Để chẩn đoán u phổi lành tính, cần phải kết hợp nhiều triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng mới có được kết luận cuối cùng. 

Thông thường, người bệnh cần một số xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp x quang phổi 
  • CT scan phổi
  • Chụp cắt lớp phát xạ PET 
  • CT phát xạ ảnh đơn SPECT 
  • Xét nghiệm máu 
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao
  • Sinh thiết làm tế bào học và mô bệnh học khối u 
  • Nội soi phế quản nhằm kiểm tra cũng như sinh thiết khối u. 
  1. U phổi lành tính có cần phẫu thuật không?

Đây là một câu hỏi thường gặp khi những người mắc bệnh u phổi lành tính thường thắc mắc. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này không phải dễ dàng. Để có thể điều trị một bệnh nhân u phổi lành tính, cần phải có đầy đủ các dấu hiệu, triệu chứng cũng như xét nghiệm, từ đó có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn cũng như mức độ bệnh. 

Tuỳ phân loại và mức độ khối u mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kìm hãm cũng như thu nhỏ kích thước khối u. Đồng thời, việc kiểm tra lại định kì 3-6 tháng/lần là cần thiết cho bất cứ bệnh nhân u phổi lành tính nào. 

Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật là cần thiết trong một số trường hợp dưới đây: 
 

Khi nào u phổi cần phẫu thuật?
  • Người hút thuốc lá nhiều năm hoặc có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư. 
  • Khối u lớn chèn ép vào đường thở gây khó thở, chèn ép vào mạch máu… gây ra nhiều khó khăn cũng như tổn thương cho người bệnh. 
  • Các khối u lành tính phát triển quá mức, kích thước lớn chèn ép vào các cơ quan như phổi gây khó thở, chèn ép vào tim gây rối loạn tuần hoàn,…
  • Các khối u có khả năng tiến triển thành u phổi ác tính. Cần những xét nghiệm để có thể đánh giá được tốt nhất. 
  • Các khối u phổi vẫn tiến triển mặc dù đã được điều trị nội khoa nhưng không đáp ứng. 

U phổi lành tính là một bệnh không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao nhất. Vấn để phẫu thuật trong u phổi lành tính là cần thiết trong một số trường hợp và cần đánh giá bằng nhiều phương pháp để có phương pháp điều trị tốt nhất. 


 
Call Zalo Messenger