Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Bệnh teo não sống được bao lâu?

Bênh teo não là một trong những bệnh nguy hiểm, nó gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh cũng như người xung quanh. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể mất khả năng chăm sóc bản thân. Tìm hiểu về bệnh teo não và thời gian sống của bệnh giúp chúng ta hiểu và có hướng chủ động cho việc chăm sóc bệnh. 

Bệnh teo não là gì?

Teo não là hiện tượng mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất đi các mối liên kết giữa các tế bào thần kinh với nhau. Hiện tượng này làm kích thước cũng như khối lượng não bộ bé dần lại. Bệnh xảy ra do một sai sót trong quá trình mang thai hoặc do lão hoá hay do những bệnh lý ảnh hưởng tới hệ thần kinh. 
 

benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau


Khi não teo đi làm khả năng xử lý thông tin và dẫn truyền thần kinh giảm sút hoặc sai lệch từ đó mà hoạt động sống hàng ngày như ăn uống, nói chuyện, nhận thức đều trở nên sai sót và khó khăn. 

Bộ não có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4kg với hơn 100 tỉ tế bào thần kinh với vô số các liên kết giữa các tế bào thần kinh này với nhau. Khi ta tới tuổi 25 thì não bộ mất đi khoảng 3000 tế bào thần kinh quan trọng, kèm theo đó là mất dần các liên kết giữa các tế bào. 

 

Nguyên nhân gây bệnh teo não

Teo não được các nhà khoa học chia thành hai nguyên nhân chính 

  • Teo não do sự lão hoá tự nhiên của con người. Khi tuổi cao, nhất là từ 55 tuổi trở lên, các tế bào thần kinh cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể là chúng bị suy yếu dần, thoái hoá và giảm chức năng. Quá trình thoái hoá này xảy ra từ từ, các tế bào dần chết đi mà không có sự hồi phục hay thay thế, các liên kết thần kinh cũng suy giảm. Khối lượng não cũng từ đó mà giảm xuống. Ở giai đoạn sớm của bệnh, quá trình thoái hoá làm người bệnh trở nên hay quên việc mình đang làm, lúc nhớ lúc quên làm ảnh hưởng phần nào tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
  • Teo não do các chấn thương nghiêm trọng vùng đầu hoặc các biến chứng từ bệnh liên quan tới thần kinh như Alzheimer, Parkison, động kinh,…hậu quả của các bệnh nhồi máu não, chảy máu não. Các tổn thương này làm giảm các tế bào thần kinh chính trong não từ đó gây nên bệnh cảnh teo não. Bệnh teo não có thể liên quan tới hệ thống mạch máu nuôi não bị hẹp hay dị dạng dẫn tới máu nuôi dưỡng giảm sút từ đó tổn thương các tế bào. 

Bệnh teo não có liên quan phần nào tới yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo các chất cần thiết cho hoạt động của não như vitamin B12, acid folic; chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh: lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất ma tuý đặc biệt là các dạng ma tuý tổng hợp. 

Ngoài ra, đối với trường hợp teo não trẻ em có một số nguyên nhân dẫn tới như mẹ bị nhiễm virus Zika trong quá trình mang thai; trẻ sinh non; mẹ mang thai làm việc trong môi trường ô nhiễm; trẻ bị viêm màng não, xuất huyết não không được điều trị kịp thời;…

Triệu chứng bệnh teo não

 
benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau


Bệnh biểu hiện sớm của bệnh là tình trạng thay đổi tính tình, hay nóng giận, hay quên và nhầm lẫn. Việc giảm trí nhớ xảy ra dần thường xuyên hơn với những việc hàng ngày như không nhớ việc đang làm, không nhớ giờ trong ngày, ăn rồi mà bảo chưa, không nhớ vừa làm gì.

Các kĩ năng đọc viết cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đơn giản như không nhớ ngày tháng năm; quên tên người thân, họ hàng. Khi đi ra khỏi nhà thì quên mất lối về, quên cả đường đi lối lại quen thuộc.

Các động tác quen thuộc như sinh hoạt hàng ngày cũng có thể bị ảnh hưởng, quên vệ sinh, quên tắm rửa. Một số người cao tuổi có teo não có thể có triệu chứng về trầm cảm và lo âu. 

Khi bệnh tiến triển nặng nề, khi đó, người ta gọi là bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh có thể mất hoàn toàn định nghĩa về bản thân, đôi khi không còn nhận thức về không gian, thời gian cũng như chính bản thân mình. Hơn nữa là những biểu hiện về trầm cảm, lo âu và đôi khi là hoang tưởng. Người bệnh mất khả năng vận động và thường nằm liệt giường, thường càn có người trông coi, chăm sóc. 

Đối với trẻ em, teo não thường gây suy giảm trí nhớ, co giật, điều khiển vận động kém hoặc mất hẳn khả năng vận động, không thể đọc viết như người bình thường. 

Các cách điều trị bệnh teo não

Bệnh teo não người cao tuổi thường rất khó chữa khỏi, chủ yếu bổ sung các thực phẩm vitamin, khoáng chất nhằm giảm tình trạng lão hoá, chậm các thoái triển của tế bào thần kinh. Các chất chống oxy hoá cũng có tác dụng tốt cho người bệnh teo não do giảm sản sinh chất độc gây hại cho tế bào não. Bên cạnh đó có thể dùng các liệu pháp tâm lý trị liệu, tham gia các hoạt động văn hoá như đọc sách, báo,…; các hoạt động thể thao, văn nghệ giúp hồi phục một phần trí nhớ. 

Điều quan trọng là cần chú ý tới chế độ chăm sóc sinh hoạt hàng ngày như: đi lại, vệ sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa. Với những người bệnh khó khăn trong việc đi lại, sức yếu thì cần chú ý phòng bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét do tì đè lâu ngày do nằm lâu không vận động. 

Khi đó, người chăm sóc cần thường xuyên trở mình giúp người bệnh để máu lưu thông dưới da tốt hơn; cho người bệnh ngồi dậy, vỗ lưng, xoa bóp cơ bắp tay chân ngày một vài lần. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên hỏi han những câu hỏi đơn giản để phục hồi dần trí nhớ. Để phòng viêm đường tiết niệu, cần cho người bệnh uống đủ nước, có thể bổ sung nước ép hoa quả, sinh tố; cho người bệnh đi vệ sinh 2-3h/lần; không nhịn tiểu; sau khi tiểu tiện vệ sinh sạch sẽ.  

Người mắc bệnh teo não sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bệnh teo não rất khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khoẻ thể lực của bệnh nhân trước và trong khi bị bệnh, chế độ chăm sóc và điều trị của người nhà. Hầu hết người bệnh teo não sống được khoảng 10 năm nếu chăm sóc tốt, một số trường hợp hi hữu có thể sống tới 14 năm. Việc chăm sóc tốt vừa có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Khi bệnh trở nặng, nó là một vấn đề lớn cho cả bệnh nhân và người nhà, là một gánh nặng, một điều khó khăn về thể chất cũng như tinh thần. Bản thân người bệnh không thể thực hiện những việc nhỏ nhất cộng với bệnh tật nặng nề cần sự đồng cảm, tình yêu rất lớn từ người thân trong gia đình và đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc cho họ.  

Việc chăm sóc cần được tất cả mọi người trong gia đình chú ý. Từ những việc nhỏ tới việc lớn đều cần mọi người cũng làm thì mới có thể đem lại điều tốt đẹp cho người bệnh. Người nhà không nên kì thị, xem thường và đẩy người bệnh teo não ra xa khỏi gia đình vì điều đó làm họ suy sụp rất nhanh, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. 

Các cách phòng bệnh teo não

Việc chủ động đề phòng teo não ngay từ khi còn khoẻ mạnh là việc không bao giờ thừa. Việc phòng bệnh cũng đơn giản và phù hợp với cuộc sống bình thường mà không cần xáo trộn nhiều. 

  • Các bác sĩ khuyên người nhà và người bệnh cần chú ý phát hiện và điều trị sớm các bệnh của người cao tuổi: mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… là những yếu tố có thể gây nên teo não nếu không chú ý. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: không sử dụng chất kích thích ( rượu, bia, ma tuý,..) ăn uống giàu chất xơ, vitamin, đầy đủ dinh dưỡng. 
  • Vận động thể lực thường xuyên: đi bộ, thể thao,… cùng với đó là vận động về trí óc: đọc báo, đọc sách…
  • Luôn tạo không khí vui vẻ, không u sầu, giảm căng thẳng áp lực, tránh xa những hiềm khích, lo âu. 

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về bệnh teo não cũng như trả lời câu hỏi về thời gian sống của người bệnh teo não. Với những hiểu biết trên, hi vọng bạn có thể kiểm soát được căn bệnh nguy hiểm này. 

 
Call Zalo Messenger