Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Điều Trị Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Ở Người Lớn

Suy hô hấp là tình trạng phổi đột nhiên không đảm bảo chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxi trong máu, kèm theo việc tăng CO2 máu. Tình trạng này làm suy giảm oxi máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxi đến các mô.

Suy hô hấp ở người lớn là gì ?

Suy hô hấp ở người lớn là tình trạng giảm áp lực riêng phần khí oxi trong động mạch (PaO2) xuống dưới 60 mmHg, áp lực riêng phần khí cacbonic trong động mạch (PaCO2) có thể bình thường, tăng hoặc giảm. Lúc này, các mao mạch của phế nang không trao đổi được khí oxi và cacbonic một cách hợp lý sẽ dẫn tới suy hô hấp. Rối loạn suy hô hấp gồm hai loại cấp và mãn tính. Trong hầu hết các trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

suy-ho-hap-cap-o-nguoi-lon
Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp

3 mức độ suy hô hấp

  • Suy hô hấp độ 1: Giai đoạn đầu của bệnh, đây là mức độ nhẹ nhất, người bệnh cảm thấy khó thở khi làm việc quá sức.

  • Suy hô hấp độ 2: Triệu chứng lâm sàng, đây là tình trạng khó thở diễn ra thường xuyên, môi, đầu ngón tay và đầu ngón chân bị tím tái.

  • Suy hô hấp độ 3: Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh, có các dấu hiệu giống như ở giai đoạn 2 tuy nhiên đã ở mức độ nặng hơn. Lúc này tình trạng khó thở xảy ra liên tục, toàn thân tím tái, rối loạn nhịp thở.

Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của suy hô hấp thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi bị tổn thương hoặc chấn thương bao gồm:

rieu-chung-ho-hap-cap
Triệu chứng bệnh hô hấp cấp mãn tính
  • Thở nhanh và mệt nhọc

  • Cơ bắp mệt mỏi và suy nhược toàn thân

  • Huyết áp thấp

  • Da hoặc móng tay bị đổi màu

  • Ho khan, không có đờm

  • Nhức đầu

  • Sốt

  • Nhịp tim nhanh

Biến chứng suy hô hấp

Suy hô hấp cấp tính có thể dẫn đến tử vong.

Phần lớn người mắc bệnh suy hô hấp do đang điều trị các bệnh khác nên suy hô hấp làm nặng hơn các bệnh hiện tại và làm tăng các nguy cơ:

  • Tạo cục máu đông: Xuất hiện khi người bệnh nằm lâu trên giường bệnh bằng việc thở máy, đặc biệt là tạo cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu trong chân có thể bị vỡ ra và di chuyển đến một hoặc cả hai phổi và chặn dòng máu tới các mô ở phía sau của mạch máu.

  • Tràn khí màng phổi: Trong hầu hết các trường hợp suy hô hấp, người bệnh sẽ sử dụng máy thở để tăng oxi trong cơ thể và đẩy chất lỏng ra khỏi phổi. Tuy nhiên, áp suất và thể tích không khí trong máy thở tạo ra có thể khiến phổi bị tràn khí.

  • Nhiễm trùng: Do người bệnh thở máy được đặt trực tiếp ống thở vào trong khí quản nên tạo điều kiện cho vi trùng dễ dàng xâm nhập hơn và làm tổn thương phổi.

  • Trong xơ phổi: Mô ở giữa các túi khí dày lên có thể xảy ra trong vòng vài tuần kể từ khi bắt đầu bị suy hô hấp. Bệnh này làm cứng phổi và khiến oxi khó di chuyển từ túi khí vào máu.

Với những người còn sống có thể để lại những di chứng nghiêm trọng như:

  • Vấn đề về thở: Nhiều người bị suy hô hấp có thể phục hồi hầu hết chức năng phổi trong vòng vài tháng đến vài năm, tuy nhiên cũng có những trường hợp không hồi phục hoàn toàn được nên có thể bị khó thở suốt quãng đời còn lại. Ngay cả những người đã khỏe hoàn toàn vẫn có thể bị khó thở và cần thở oxi tại nhà

  • Nhiều người bệnh đã điều trị suy hô hấp cấp tính thành công đã từng trải qua giai đoạn bị trầm cảm nhưng có thể điều trị được.

  • Vấn đề với trí nhớ và suy nghĩ: Thuốc an thần và lượng oxi trong máu thấp có thể dẫn đến việc mất trí nhớ và ảnh hưởng về khả năng nhận thức sau khi mắc bệnh. Trong một vài trường hợp, các biến chứng này sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng cũng có những trường hợp có thể bị mất trí nhớ vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị bệnh nhân bị suy hô hấp

phuong-phap-dieu-tri-suy-ho-hap
Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp
 
  • Khai thông đường dẫn khí để không còn ứ đọng đờm dãi

  • Liệu pháp oxy

  • Đặt ống nội khí quản, mở khí quản để hỗ trợ hô hấp trong các trường hợp suy hô hấp nặng hoặc nguy kịch

  • Cân bằng nước, dịch trong cơ thể

  • Điều trị theo nguyên nhân: thuốc lợi tiểu, thuốc giãn phế quản, chọc dẫn lưu màng phổi…

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị suy hô hấp

1. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp cho dễ chịu và đỡ khó thở: nằm đầu cao hoặc ngồi để thở

2. Khi thở oxy: đa số các bệnh nhân suy hô hấp cấp đều cần thở oxi. Tùy theo mức độ suy hô hấp và tình trạng lâm sàng, ta có thể cho bệnh nhân thở oxy qua gọng kính mũi, mặt nạ thường hoặc mặt nạ có túi.

Chăm sóc bệnh nhân thở bằng máy trợ thở

  • Các nguồn cung cấp cho máy thở: nguồn điện, nguồn oxi, nguồn khí nén
  • Hệ thống dẫn khí: Các ống dẫn khí vào người bệnh luôn phải để thấp hơn nội khí quản. Thay đoạn ống dẫn khí (dây máy thở, dây chữ T) khi có nhiều đờm hoặc máu của người bệnh. Trên đường ống dẫn khí ra và vào luôn phải có bẫy nước.
  • Hệ thống làm ẩm đường dẫn khí: nằm ở đường thở vào, trước khi đưa khí vào người bệnh. Bình làm ẩm phải sử dụng nước cất. Bình đốt của hệ thống làm ẩm trong khoảng 30 – 37 độ C. Chú ý phải thường xuyên đổ thêm nước vào bình làm ẩm.

3. Can thiệp hỗ trợ hô hấp trong các trường hợp suy hô hấp nặng hoặc nguy kịch bằng cách bóp bóng qua mặt nạ, đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập…

4. Một vài biện pháp điều trị khác: dẫn lưu tư thế, hút hầu họng.

 

 
Call Zalo Messenger