Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

7 cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản hiệu quả cao

Trẻ bị ho khi ngủ thường gây lo lắng cho cha mẹ bởi nó ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và đồng thời cũng là một biểu hiện của tình trạng sức khỏe xấu cho trẻ. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nên cha mẹ không nên chủ quan. Để cải thiện tình trạng này cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây ho cho trẻ khi ngủ

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, khả năng thích ứng với môi trường chưa tốt nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thể một số tác nhân đơn giản đến phức tạp có thể gây ra tình trạng ho khi ngủ của trẻ.

- Nguyên nhân Thời tiết: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng cho trẻ nhất là với trẻ sơ sinh. Khi nhiệt độ quá lạnh cũng có thể làm trẻ ho. Độ ẩm quá cao, sức gió quá mạnh khi mẹ bật quạt cũng gây khó chịu cho trẻ.

- Nguyên nhân Dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi quá nhanh. Thường là trẻ bị dị ứng do các tác nhân như bụi nhà, phấn hoa hoặc một số thực phẩm như tôm, hải sản.

- Do Hen suyễn: Trẻ mắc hen suyễn thường ho, khó thở về đêm, khò khè và hay quấy khóc. Tuy nhiên hen suyễn chỉ được chẩn đoán với trẻ trên 3 tuổi và mắc viêm phế quản co thắt nhiều lần.

hen-suyen-khien-be-kho-ngu-ve-dem
Trẻ bị hen suyễn hay ho về đêm

- Do Viêm mũi họng: Trẻ mắc viêm mũi họng thường bị kích thích niêm mạc về đêm gây ho và sổ mũi nhiều. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện kèm theo như sốt, đau họng, …

- Do Viêm đường hô hấp dưới: Các bệnh viêm đường hô hấp dưới đều gây ho. Viêm thanh quản gây tiếng ho ông ổng. Viêm phế quản và viêm phổi thường gây khó thở, sốt và mệt mỏi cho trẻ.

Tóm lại có rất nhiều yếu tố liên quan gây nên tình trạng ho về đêm của trẻ mà cha mẹ cần chú ý tìm hiểu để xử trí cho triệt để.

Một số mẹo nhỏ trị ho cho trẻ khi ngủ

Nước muối sinh lý hay còn được gọi là natri clorua 0.9 %, là loại dung dịch đẳng trương so với cơ thể nên không có tác hại cho niêm mạc. Hơn nữa, nước muối sinh lý còn có tính chất sát khuẩn nhẹ nên sử dụng để vệ sinh mũi họng cho trẻ nhỏ bị ho là rất tốt đặc biệt là ho khi ngủ. 

Nước muối sinh lý sẽ rửa trôi các vi khuẩn có hại làm sạch niêm mạc họng của trẻ giảm khả năng viêm nhiễm, đồng thời rửa sạch dịch nhầy tắc nghẽn làm thông thoáng đường hô hấp. Đây là một cách vừa an toàn mà hiệu quả cho trẻ.

Siro ho là một hỗn dịch được chiết xuất từ thảo dược nhưng các mẹ chú ý khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sỹ để lựa chọn những loại siro chất lượng mà rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như tính an toàn của sản phẩm cho trẻ nhỏ. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì siro là cách an toàn để trị ho về đêm cho trẻ. Thường siro đều có tác dụng trị ho long đờm.

Các mẹ có thể tự làm tại nhà một số loại có tác dụng tương tự như siro như lá hẹ hấp đường phèn, lá húng chanh và quất và đường phèn, gừng hấp đường phèn, … Cần thực hiện đúng quy trình và vệ sinh thực phẩm.

Cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm xoa lên bàn chân và bàn tay cho trẻ trước khi đi ngủ. Tinh dầu sẽ làm ấm chi giúp giảm thiểu tình trạng ho do lạnh của trẻ khi ngủ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần bố trí phòng ốc và chăn để giữ ấm cho trẻ khi ngủ, không nên để gió lùa vào phòng quá nhiều nhất là vào mùa lạnh.
Nghệ có tính chất kháng khuẩn rất tốt. Dùng củ nghệ tươi rửa sạch rồi đem giã nhỏ. Chắt lấy phần nước cốt, pha loãng bằng nước sạch, khoảng 5 g đường phèn cho vào bát hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần / ngày khi còn ấm.
Mật ong có tính ấm giúp giảm ho, còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn rất tốt. Mẹ có thể lấy một ít mật ong, pha với chút nước ấm dùng làm dịu cơn ho của trẻ. Cha mẹ có thể thấy công dụng nhanh chóng của mật ong. Mật ong được khuyên dùng cho trẻ trên 2 tuổi. 
Một số trẻ, khi gối đầu thấp, dịch mũi họng ứ đọng lại gây kích thích, khó thở và ho. Bên cạnh đó, hiện tượng trào ngược thực quản cũng là một nguyên nhân gây ho, gối cao đầu làm giảm khả năng trào ngược cho trẻ. Các bác sỹ khuyên nên gối đầu cao vừa phải cho trẻ để trẻ thoải mái nhất, đường thở thông thoáng và ngủ ngon hơn.

Hỗn hợp những thảo dược mang tính ấm và trị ho tốt cho trẻ cùng với vitamin C của chanh làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Lấy một nhánh gừng tươi rửa sạch thái sợi, cho vào cốc, vắt nửa quả chanh, 3 thìa mật ong và cho 200 ml nước sôi cho trẻ uống 3 - 4 lần một ngày sau khi ăn. Nên dùng ngay khi còn ấm nóng để hơi bốc lên và giữ được các tinh chất.

Ngoài mật ong chanh gừng, còn một số công thức khác như tỏi chưng mật ong; húng chanh, tắc và đường phèn cũng có tác dụng tương tự cho trẻ.

 

Một số cách phòng tránh ho khi ngủ cho bé

Các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau để phòng tránh trẻ bị ho khi ngủ.

- Tạo môi trường thoáng mát, không có khói bụi ô nhiễm, đặc biệt là không có khói thuốc lá. Hút thuốc lá thụ động cũng nguy hiểm thậm chí nguy hiểm hơn hút thuốc lá chủ động. Hơn nữa, trẻ nhỏ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện rất dễ bị tổn thương.

- Tránh môi trường ngủ của trẻ bị khô hanh, các mẹ có thể dùng máy phun sương giữ ẩm cho trẻ. Việc sử dụng máy sưởi hay điều hòa làm cho trẻ bị khô gây kích thích làm trẻ bị ho. Ngoài việc dùng máy thì có thể trồng một số loại cây tốt cho sức khỏe như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà,... cũng được khuyên trồng.

- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ cho trẻ

- Diệt trừ côn trùng như gián trong phòng trẻ.

- Không để trẻ ăn trước khi đi ngủ vì thức ăn làm kích thích tiêu hóa. Nó còn làm tăng khả năng trào ngược cho trẻ.

- Giữ ấm phòng ngủ cũng như ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt những vùng như bàn tay, bàn chân, vùng cổ.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

- Tập luyện thể dục thể thao, vận động ngoài trời nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ ho về đêm có thể đem lại lo lắng cho cha mẹ. Nếu dựa vào những thông tin trên thì cha mẹ có thể yên tâm xử trí cho bé. Tuy nhiên, nếu mức độ ho cùng với những dấu hiệu nặng thì cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.

 
Call Zalo Messenger