Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Hiện Tượng Thở Gấp – Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

Thở gấp hay thở quá nhanh xảy ra khi tỷ lệ và lượng carbon điôxít lưu thông phế nang vượt quá lượng carbon điôxít cơ thể sản xuất. Với một người thường xuyên thở gấp, có một tình trạng gọi là hội chứng thở gấp. Hãy tìm hiểu hội chứng này qua bài viết sau.

1. Hội chứng thở gấp là gì?

Hội chứng thở quá nhanh (tăng thông khí) là tình trạng thở hổn hển, mất cân bằng giữa việc hít và thở. Quá trình thở ra thường nhiều hơn so với quá trình hít vào gây giảm nhanh lượng (CO2) trong cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, nhịp tim nhanh, khó thở, khiến người bệnh thở nhanh và nông hơn so với bình thường.

hien-thuong-tho-gap
Hiện tượng thở gấp


Hiện tượng thở gấp có thể gây ra các tác động xấu lên cơ thể, làm tăng cảm giác lo lắng, hoảng sợ, từ đó khiến bạn càng thở nhanh hơn. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến co thắt cơ nghiêm trọng và bất tỉnh, thậm chí có thể gây tử vong.

2. Nguyên nhân gây nhịp thở nhanh

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nhịp thở nhanh nhưng lo âu và hoảng sợ (rối loạn lo lắng) là nguyên nhân chính. Tình trạng này là phản ứng của cơ thể đối với các trạng thái như trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, bồn chồn hay căng thẳng kéo dài. 

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chảy máu, đau nghiêm trọng
  • Sử dụng chất kích thích
  • Sử dụng thuốc quá liều, bị tác dụng phụ của một số thuốc điều trị
  • Chế độ sống không lành mạn: môi trường ẩm thẩm, suy dinh dưỡng
  • Mang thai
  • Các bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn, tắc mạch phổi, ứ khí phổi...
  • Các tình trạng ở tim như cơn đau tim, rối loạn thần kinh tim
  • Nhiễm ceton axit (một biến chứng ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1)
  • Chấn thương vùng đầu.
  • Đi đến nơi có độ cao trên 800m 

3. Triệu chứng thở mạnh

Triệu chứng thở mạnh có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với người bệnh, các triệu chứng có thể kéo dài từ 20-30 phút với các dấu hiệu như:

  • Người bệnh thở nhanh, thở gấp gáp, hít vào quá nhiều không khí dẫn đến một vài triệu chứng ở ngực và bụng như: đau ngực, tức ngực, đầy hơi, vùng bụng nặng nề, ợ chua…
  • Thở mạnh cũng khiến người bệnh bị giảm lượng CO2 trong máu, gây ra những triệu chứng như: tê ngứa bàn tay, bàn chân, chuột rút, co giật cơ…
  • Về mặt cảm xúc thường xuyên lo âu, hồi hộp, căng thẳng, bất an, tim đập nhanh và mạnh.
  • Thường có cảm giác chóng mặt, đầu váng vất mơ hồ lẫn lộn, gặp vấn đề về sự cân bằng.

Ngoài ra, hiện tượng thở gấp còn có một số biểu hiện khác như:

  • Sốt, đau, chảy máu
  • Đổ mồ hôi, run rẩy, nhịp tim nhanh
  • Thường xuyên ngáp, thở dài.
  • Suy giảm thị lực như nhìn mờ
  • Gặp vấn đề với sự tập trung hoặc minh mẫn…
  • Co giật, ngất xỉu

4. Cách khắc phục hiện tượng thở gấp

Mục tiêu của điều trị trong cơn thở nhanh là tăng lượng khí carbon-dioxide trong cơ thể và làm chậm nhịp thở, điều quan trọng để điều trị hội chứng này là cố gắng giữ bình tĩnh trong các trường hợp thở nhanh cấp tính và điều trị hiện tượng tở gấp như sau:

cach-dieu-tri-tho-gap
Cách khắc phục hiện tượng thở gấp

Phương pháp xử lý nhanh

  • Giữ tâm lý bình tĩnh: nhờ người bên cạnh hỗ trợ bằng cách vỗ nhẹ nhàng lên lưng khi xuất hiện hiện tượng thở gấp. Lưu ý giải tán đám đông, tạo ra không gian mở để dễ thở hơn.
  • Kiểm soát hơi thở và thở chậm lại: Hướng dẫn người bệnh bằng phương pháp hít vào từ từ đầy phổi, giữ không khí trong phổi 5 giây rồi từ từ thở ra. Áp dụng lặp đi lặp lại cho đến khi thấy hơi thở  về mức bình thường.
  • Sử dụng túi giấy để thở: Thở trong túi giấy có thể là một phương pháp hữu ích để kiểm soát các triệu chứng khi xảy ra hiện tượng thở gấp. Thở trong túi giấy, người bệnh có thể sử dụng lại khí carbon-dioxit mà bình thường bị mất đi khi thở ra, giúp duy trì mức carbon-dioxit thích hợp trong cơ thể.

Phương pháp chữa trị lâu dài

  • Giảm stress, căng thẳng: người bệnh cần hạn chế mọi tác nhân gây stress, căng thẳng như điều trị tâm thần, nhờ sự tư vấn, hỗ trợ thêm của các chuyên gia tâm lý hoặc tạo tâm lý vui vẻ, tránh mọi sự lo lắng.
  • Châm cứu trị liệu: cũng có thể là một cách điều trị hiệu quả cho hội chứng thở gấp. Việc châm cứu đả thông kinh mạch có thể giảm bớt phần nào sự lo lắng và mức độ nghiêm trọng của việc thở nhanh.
  • Sử dụng thuốc: Tùy vào từng bệnh nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định, kê toa thuốc cho bệnh nhân dùng phù hợp. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng máy hỗ trợ thở để kiểm soát và điều trị khó thở. 
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: các bài tập thể dục như đạp xe, đi bộ nhanh, chạy trong khi thở vào và ra bằng mũi có thể hạn chế tăng thông khí.
  • Rèn luyện các bài tập về cơ thể/ tâm trí: tập thiền định,Thái Cực quyền, yoga hoặc khí công tối thiểu 60 phút/ngày có thể giúp bạn bình tâm, giải tỏa tâm lý và kiểm soát thở nhanh hiệu quả.
  • Tập luyện hơi thở: cố gắng hít thở bụng thay vì ngực, giữ hơi thở trong 10-15s tại một thời điểm.

Tình trạng thở nhanh có thể điều trị và khống chế được,nên hãy bình tĩnh trước bất kỳ tình huống nào của hiện tượng thở gâp. Hãy đi khám và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để tìm hiểu “gốc rễ” của bệnh và từ đó tìm cách điều trị thích hợp.

 
Call Zalo Messenger