Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

ProBNP là gì? Tất tần tật những thông tin về ProBNP

Xét nghiệm proBNP hay còn được gọi là xét nghiệm NT-proBNP, đây được coi là một trong những xét nghiệm proBNP có ý nghĩa quan trọng nhất, bởi nó được sử dụng trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân suy tim.

1. NT-proBNP là gì?


NT-proBNP là peptid gồm có 76 gốc acid amin. Tiền thân của NT-proBNP là Pre-pro-peptid bao gồm 134 gốc acid amin. Pre-pro-peptid khi tách thành ProBNP(108 gốc acid amin) và một đoạn peptid tín hiệu (25 gốc acid amin). Khi chúng được giải phóng trong máu thì proBNP sẽ bị phân hủy bởi một enzyme protease là furin và tạo thành NT-proBNP (76 gốc acid amin) và BNP (32 gốc acid amin).
 
nt-probnp

NT-proBNP và BNP có một hàm lượng lớn trong cơ tâm thất trái ở người, cũng có một hàm lượng nhỏ trong mô tâm nhĩ và cơ tâm thất phải. NT-proBNP sẽ tăng phóng thích khi sức nén huyết động học tại tim tăng (tức thành tim bị giãn ra, phì đại hoặc tăng áp lực tác động lên thành tim). NT-proBNP gia tăng nồng độ ở những bệnh nhân bị suy tim.

NT-proBNP được thải trừ một cách thụ động, chủ yếu là qua thận. Khi xét nghiệm định lượng NT- proBNP sẽ có độ nhạy cao hơn và thông dụng hơn BNP trong việc chẩn đoán bệnh suy tim.

NT-pro BNP trong máu được sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi suy tim cấp: suy tim mất bù cấp tính, suy tim sung huyết. NT-proBNP cũng thường tăng ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái không có triệu chứng hoặc có triệu chứng, ngoài ra nó cũng liên quan đến động mạch vành và thiếu máu cơ tim cục bộ.
 

2. Vai trò của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim


NT-proBNP là một xét nghiệm được sử dụng để nhằm mục đích phát hiện, chẩn đoán và đánh giá các mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim. Xét nghiệm này được thực hiện khi một người có những dấu hiệu sau: sưng phù ở chân, khó thở và mệt mỏi.

Xét nghiệm proBNP có thể được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm dấu ấn sinh học tim khác và các xét nghiệm chức năng phổi, để từ đó phân biệt được các nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở. Chụp X-quang hoặc thử nghiệm siêu âm tim cũng có thể được sử dụng để tìm ra được nguyên nhân của những dấu hiệu trên.

Suy tim cũng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, ngoài ra nó cũng có thể tồn tại với các bệnh khác. Do đó, NT-proBNP có thể giúp được các bác sĩ phân biệt giữa suy tim với các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh phổi. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác là điều rất quan trọng, bởi vì các phương pháp điều trị đối với từng loại bệnh sẽ khác nhau và phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
 

3. Chỉ định xét nghiệm NT-proBNP

  • Xét nghiệm NT-proBNP được sử dụng để có thể xác định hoặc loại trừ khả năng suy tim ở những bệnh nhân khó thở cấp.
  • Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán hoặc đã được chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác.
  • Chỉ định xét nghiệm NT-proBNP còn được sử dụng để chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc những siêu âm khó thực hiện ở những bệnh bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ em.
  • Theo dõi quá trình điều trị lâu dài ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
  • Đánh giá nguy cơ tái phát suy tim ở người bệnh. Xác định được độc tính của thuốc sử dụng hoặc xác định được hiệu quả điều trị.
  • Theo dõi quá trình điều trị lâu dài ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
  • Đánh giá nguy cơ tái phát suy tim ở người bệnh. Xác định được độc tính của thuốc sử dụng hoặc xác định được hiệu quả điều trị.
  •  Sàng lọc trong cộng đồng, nên chú ý đặc biệt tới nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
  •  Sàng lọc nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật các cơ quan.
  • Sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở những đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch (béo phì, bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận).


3.1. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim

 
  • Xét nghiệm NT-proBNP được sử dụng để có thể xác định hoặc loại trừ khả năng suy tim ở những bệnh nhân khó thở cấp.
  • Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán hoặc đã được chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác.
  • Chỉ định xét nghiệm NT-proBNP còn được sử dụng để chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc những siêu âm khó thực hiện ở những bệnh bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ em.
     

3.2. Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim

 
  • Theo dõi quá trình điều trị lâu dài ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
  • Đánh giá nguy cơ tái phát suy tim ở người bệnh. Xác định được độc tính của thuốc sử dụng hoặc xác định được hiệu quả điều trị.

3.3. Tiên lượng suy tim

 
  • Tiên lượng suy tim ở những bệnh nhân khó thở hoặc những bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán.
  • Tiên lượng suy tim ở những bệnh nhi và sơ sinh bị mắc bệnh tim bẩm sinh.

3.4. Sàng lọc suy tim

  •  Sàng lọc trong cộng đồng, nên chú ý đặc biệt tới nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
  •  Sàng lọc nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật các cơ quan.
  • Sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở những đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch (béo phì, bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận).

4. Giá trị tham chiếu và thay đổi của NT-proBNP trong suy tim


Giá trị tham chiếu trên người bình thường của NT-proBNP huyết tương sẽ thay đổi theo độ tuổi:

Người dưới 50 tuổi là 50 pg/mL

Người từ 50-75 tuổi là 75-100 pg/mL

Người trên 75 tuổi là 250-300 pg/mL

Điểm cắt chung cho cả hai giới là 125 pg/mL

Điểm cắt tối ưu để loại trừ suy tim mạn tính là NT-proBNP dưới 125 pg/mL

Điểm cắt tối ưu để loại trừ suy tim cấp khi khó thở, NT-proBNP dưới 300 pg/mL
 

5. Ý nghĩa lâm sàng của NT-proBNP


Chỉ số NT-proBNP có thể tăng trong các bệnh lý và hội chứng sau:
 
  • Khó thở cấp/ suy tim cấp: các điểm cắt tối ưu của NT-proBNP được xác định suy tim cấp đối với các lứa tuổi là: dưới 50 tuổi, 50-75 tuổi và trên 75 tuổi lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. Điểm cắt không phụ thuộc vào tuổi NT-proBNP là dưới 300pg/mL, có giá trị chẩn đoán âm tính để loại trừ suy tim cấp tính là 98%.
  • Suy tim mạn tính: ở những bệnh nhân này việc đo NT-proBNP sẽ được lặp lại mỗi lần khám bệnh là rất cần thiết, nguy cơ tiên lượng nặng khi NT-proBNP là trên 1000pg/mL.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim ổn định và không ổn định: nên đo chỉ số NT-proBNP lặp lại trong 24-72 giờ, chỉ số NT-proBNP tăng kéo dài trên 250 pg/mL là dự báo một tiên lượng xấu, do đó nên đo chỉ số NT-proBNP lặp lại hàng tuần hoặc hàng tháng tùy vào tình trạng cụ thể.
  • Bệnh thận: tăng NT-proBNP huyết tương ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính không chỉ phản ánh được sự giảm đào thải peptid mà còn khẳng định được người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim .
  • NT-proBNP có thể tăng ở một số bệnh lý nhưng không phải suy tim: bệnh cơ tim, bệnh van tim, thiếu máu, rối loạn nhịp nhĩ,  bệnh nặng (sốc nhiễm trùng và sốc do các nguyên nhân khác), đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế...
     

6. Cần làm gì khi chỉ số NT-proBNP tăng cao


Để giảm chỉ số NT-proBNP tăng cao thì các bạn cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và cần phải tới bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải điều chỉnh lối sống một cách khoa học, lành mạnh để giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.
 
  •  Ăn giảm muối, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, hạn chế chất béo .
  •  Không hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia, cà phê…
  •  Kiểm soát tốt huyết áp, tránh căng thẳng và lo lắng.
  •  Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút.
Để biết thêm thông tin chi tiết về ProBNP thì các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 0917992556 để được hỗ trợ một cách tận tình nhất.
Call Zalo Messenger