Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Bé bị ho sổ mũi nên uống thuốc gì?

Ho và sổ mũi là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là lúc giao mùa. Cha mẹ thường lo lắng khi con trẻ khi gặp tình trạng này nhưng thường không biết xử trí thế nào. Dưới đây là một số mẹo và những lưu ý nhỏ khi nhà có bé bị ho sổ mũi để giúp bé khỏe mạnh và tránh những biến chứng không đáng có.

Nguyên nhân gây nên ho, sổ mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng ho và sổ mũi này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân có khi chỉ đơn giản như việc gặp lạnh gây kích ứng cho trẻ, nhưng cũng có khi do bệnh nặng gây nên ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Đa số nguyên nhân đều dẫn tới tình trạng kích thích niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch mũi họng và gây ho bao gồm:

  • Viêm mũi do dị ứng, do thay đổi thời tiết
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản
  • Hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Hít phải khói bụi hoặc khói thuốc lá gây kích ứng niêm mạc hô hấp.
  • Các chất gây dị ứng.  
di-ung-thay-doi-thoi-tiet-dan-den-ho
Dị ứng, thay đổi thời tiết rất dễ gây nên ho, sổ mũi
​​​​​​
Hầu hết những nguyên nhân đều là tác nhân bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ, gây tổn thương niêm mạc hô hấp, ho và sổ mũi là đáp ứng của trẻ để chống lại những tác nhân gây hại đó. Bằng cách tiết ra các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, ho để tống tác nhân ngoại lai ra khỏi cơ thể. Tuy vậy, nếu cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân, những phản ứng ấy lại quay lại gây hai cho cơ thể, sổ mũi nhiều sẽ gây khó chịu và tịt mũi; trẻ ho nhiều sẽ gây nên rát cổ, trẻ sẽ mệt mỏi và không được nghỉ ngơi.
 

Việc dùng thuốc cho trẻ bị ho sổ mũi

Việc dùng thuốc cho trẻ khi bị ho và sổ mũi là một việc rất khó khăn. Ngay cả với các bác sỹ chuyên ngành cũng cần phải thăm khám kĩ lưỡng và làm các cận lâm sàng mới sử dụng thuốc một cách chính xác được. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau để có thể dùng thuốc cho trẻ hiệu quả mà không mang lại tác dụng phụ cho trẻ.

1. Sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh là một vấn đề rất nhạy cảm. Trong thời kỳ kháng thuốc kháng sinh như hiện nay thì việc sử dụng kháng sinh bừa bãi nên hạn chế hết mức. Các mẹ không nên tùy tiện sử dụng kháng sinh (có thể mua dễ dang tại các hiệu thuốc) cho trẻ để tránh tình trạng trẻ mang các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong trường hợp bệnh nặng khác mà thực sự cần tới kháng sinh.

huoc-khang-sinh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bé các mẹ nên cân nhắc


Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách về liều lượng, thời gian cũng làm tác dụng không như mong muốn và có thể gây hại. Hơn nữa, những bệnh về đường hô hấp ở trẻ, nhất là những bệnh nhẹ như viêm mũi, viêm họng thì thường do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng diệt tác nhân gây bệnh, nó chỉ là giải pháp giải tỏa tâm lý của các bậc cha mẹ mà thôi.

2. Các loại thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho trên thị trường có rất nhiều loại nhưng có 2 loại thường được sử dụng là Codein và Dextromethorphan. Đầu tiên là khi sử dụng nhóm Codein cần chú ý là không được dùng liều quá cao và phải chú ý nhịp thở của trẻ vì nhóm thuốc này dễ gây ngừng thở nếu liều quá cao.

thuoc-giam-ho-Dextromethorphan
Dextromethorphan - thuốc giảm ho thường được sử dụng


Cũng không nên lạm dụng các nhóm thuốc trị ho này vì ho là phản xạ tự nhiên để tống bớt dị vật khỏi cơ thể. Chỉ nên dùng thuốc ho loại này khi trẻ ho khan nhiều lần, ho nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống,… Những trẻ sơ sinh và trẻ quá nhỏ thì nên sử dụng thuốc giảm ho theo chỉ đinh của bác sỹ, cha mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này.

Trên thị trường còn tồn tại nhiều nhóm thuốc dạng siro ho thảo dược có tác dụng tốt mà tác dụng phụ không quá lớn. Các mẹ có thể sử dụng các chế phẩm này để giảm ho cho trẻ một cách an toàn.

3. Thuốc sổ mũi cho trẻ. 

Sổ mũi cũng là phản ứng của cơ thể khi có dị vật, cũng có thể vi khuẩn, virus phát triển là cơ thể tiết ra chất nhầy nhằm bảo vệ khỏi vi sinh vật gây hại đó. Sổ mũi cũng gây khó chịu rất nhiều cho trẻ, nếu anrnh hưởng quá nhiều cũng cần các biện pháp xử trí hợp lý:

- Đối với trẻ sơ sinh thì không nên sử dụng thuốc chống sổ mũi mà các chuyên gia thường khuyên mẹ sử dụng dụng cụ để hút rửa mũi cho hết chất nhày trong mũi trẻ. Việc làm thường xuyên làm trẻ bớt sổ mũi đồng thời đường hô hấp trên cũng được vệ sinh sạch sẽ.

hut-rua-mui-cho-be
Đối với trẻ sơ sinh bị ho thì các mẹ nên hút rửa mũi cho bé trước khi dùng thuốc

- Đối với trẻ lớn có thể kết hợp rửa mũi và dùng thuốc. Thuốc ở đây thường được dùng là các nhóm thuốc kháng histamin. Tất nhiên liều dùng của thuốc cần hỏi ý kiến bác sỹ. Nếu trẻ phải đi học thì mẹ chú ý lựa chọn cho trẻ nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2 để giảm bớt khả năng buồn ngủ. Nhóm thế hệ 1 thì sẽ giúp trẻ dễ ngủ để nghỉ ngơi nhiều hơn, bớt quấy khóc. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lạm dụng thuốc này để trẻ dễ ngủ cũng như sử dụng kéo dài. Thuốc kahsng histamin cũng có thể làm giảm một phần tình trạng ho của trẻ.

- Một số mẹ tìm hiểu được các nhóm thuốc làm co mạch chống ngạt mũi cho trẻ. Tuy nhiên thuốc này ảnh hưởng tới nhịp tim, co mạch và có thể ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của trẻ. Thuốc cũng ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của trẻ nên không được sử dụng kéo dài. 

4. Thuốc giảm đau hạ sốt

Trẻ khi bị cảm, viêm mũi họng thì ngoài sổ mũi và ho thì còn triệu chứng của sốt và đau đầu. Khi đó, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ liều lượng theo cân nặng khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38,5 độ C. Mẹ cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau hạ sốt quá vì thuốc dùng nhiều sẽ gây độc cho gan. Chính vì thế, mẹ cần chú ý liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Một số bài thuốc dân gian trị ho sổ mũi

Ngoài những dược phẩm mua tại hiệu thuốc, mẹ có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để trị ho sổ mũi cho trẻ cũng đem lại hiệu quả tốt.

- Dùng lá hẹ hấp mật ong: Lấy lá hẹ tươi cắt nhỏ khoảng 2cm cho vào bát cùng với mật ong cho ngập lá hẹ. Cho hấp cách thủy khoản 15-30p. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần có tác dụng giảm ho tốt. Đối với trẻ sơ sinh cần thay mật ong bằng đường phèn.

la-he-mat-ong-chua-ho
Dùng lá hẹ mật ong chữa ho là phương pháp dân gian được dùng nhiều

- Xông mũi bằng tỏi: Dùng tỏi tươi giã nát, đổ vào lọ thủy tinh và đổ nước nóng vào bình chờ trong 3 phút. Sau đó đưa mũi trẻ lại gần để hơi nước bốc lên bay vào mũi. Phương pháp này chỉ nên dùng cho trẻ lớn.

- Tắm và ngâm chân bằng nước gừng ấm

- Hoa đủ đủ đực, lá khế, lá hẹ: Hỗn hợp cho vào bát, cho đường phèn vào hấp và dùng như cách dùng lá hẹ.

- Dùng lá húng chanh: Lá húng chanh rửa sạch cùng 4 quả tắc xanh cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn, trộn hỗn hợp với đường phèn và cho trẻ uống.

- Hoa hồng bạch: Dùng cánh hoa hồng bạch trộn với đường phèn và hấp cách thủy như trên. Dùng cho trẻ cũng có tác dụng giảm ho tốt.

Các cách phòng bệnh ho sổ mũi

Triệu chứng ho và sổ mũi là không thể tránh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm số lần mắc và giảm thời gian bệnh ít nhất bằng những cách phòng bệnh sau:

 - Chế độ ăn cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Cho trẻ tập thể dục và các hoạt động thể chất để phát triển sức khỏe toàn diện hơn.

- Không cho trẻ ăn đồ lạ, không tiếp xúc với những nơi có nguy cơ dị ứng như phấn hoa, bụi nhà,…

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên và đúng cách. Vệ sinh nhà cửa, xây dựng không gian nhà thông thoáng, có không khí lưu thông nhằm đào thải mầm bệnh tốt.

- Giữ ấm cho trẻ trong những ngày lạnh.

Ho và sổ mũi là những bệnh thường xuyên xuất hiện của trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tình trạng bệnh và cách xử trí. Những vấn đề nằm ngoài khả năng xử trí thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Call Zalo Messenger