Nhập khẩu
chính hãng 100%

Cố vấn chuyên môn
từ bác sỹ chuyên khoa

Ship COD toàn quốc
thanh toán khi nhận hàng

Bảo hành nhanh chóng
1 đổi 1 vòng 7 ngày

Tin tức

Máy Trợ Thở Là Gì? Rủi Ro Sử Dụng Máy Thở Ít Ai Biết

Covid-19 là một bệnh hô hấp cấp tính chủ yếu gây hại cho đường hô hấp dưới của người bệnh. Theo thống kế, có khoảng 20% các ca bệnh bị virus corona mới xâm nhập sâu vào phổi khiến cho tình trạng bệnh nhanh chóng trở nên nguy cấp và các ca nặng nhất cần ngay lập tức được sử dụng máy thở trong phòng điều trị tích cực.

Máy trợ thở là gì?

Máy trợ thở là một thiết bị y tế được cấu tạo nhằm mục đích tạo ra một dòng khí với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí vào phổi bệnh nhân, cho phép phổi thực hiện quá trình trao đổi khí ở những người mắc bệnh “ngưng” thở hoặc thở không hiệu quả.

Ai cần sử dụng máy thở?

Đối với những bệnh nhân không còn khả năng hô hấp như:
- Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thể nặng.
-Bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...
Thì bắt buộc phải sử dụng hô hấp nhân tạo, bởi nếu một người ngưng thở, các bộ phận không được cung cấp oxy nữa, đồng thời, carbon dioxide thải ra trong quá trình thở không được phổi đẩy ra khỏi cơ thể.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi ngưng thở, tim cũng sẽ ngừng đập và tuần hoàn máu dừng lại và bệnh nhân sẽ chết trong vòng vài phút.

Nguyên lý máy trợ thở hoạt động

 

1. Ở bệnh nhân COVID-19

Khi phổi của bệnh nhân hít vào và thở ra không khí bình thường thì các tế bào sẽ lấy oxy cần thiết để tồn tại và loại bỏ khí carbon dioxide ra khỏi phổi. Nhưng nếu bệnh nhân bị viêm đường hô hấp do COVID-19 thì phổi của bệnh nhân sẽ bị nhấn chìm ở trong chất lỏng, khiến họ bị ngạt thở.

Do đó, máy trợ thở sẽ giúp bơm oxy vào cơ thể của bệnh nhân. Không khí đi qua một ống, vào miệng và xuống khí quản của bệnh nhân. Ngoài ra, máy cũng có thể hỗ trợ bệnh nhân thở ra không khí, hoặc bệnh nhân sẽ tự thở ra không khí nếu có khả năng.

Máy trợ thở được bác sĩ thiết lập để thực hiện số lần thở nhất định trong mỗi phút hoặc chỉ tự động kích hoạt khi bệnh nhân thật sự cần trợ thở. Máy trợ thở sẽ tự động thổi không khí vào trong phổi nếu người bệnh không thở được trong một khoảng thời gian nhất định. 

2. Các trường hợp đặt nội khí quản

 

Các loại thuốc gây mê toàn thân được dùng trong khi phẫu thuật cũng có thể khiến bệnh nhân bị khó thở. Trong trường hợp này thì đặt nội khí quản sẽ cho phép thiết bị điện bên ngoài được làm nhiệm vụ thở giúp cho bệnh nhân. 

Máy trợ thở cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân bị chấn thương hoặc gặp phải vấn đề gây khó thở. Hơi thở cung cấp oxy mà mọi tế bào trong cơ thể đều cần. Nếu không nhận đủ O2 thì bệnh nhân sẽ bị bất tỉnh, tổn thương não và thậm chí dẫn đến tử vong. Máy cũng hỗ trợ chiều thở ra và giúp loại bỏ khí CO2. Nếu để khí CO2 tích tụ lại trong máu sẽ gây nhiễm toan hô hấp và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Có trường hợp, ngay cả khi bệnh nhân vẫn thở được bình thường và nồng độ oxy trong máu là ổn định nhưng bác sĩ vẫn chỉ định phải đặt nội khí quản, nguyên nhân là do người bệnh đã bất tỉnh. Một căn bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng cũng có thể khiến khả năng hô hấp trở nên tồi tệ hơn hoặc làm suy yếu các phản xạ trong đường thở của bệnh nhân.

Bệnh nhân cần chú ý gì khi sử dụng máy thở?

Trong khi sử dụng máy trợ thở, không khí đi qua miệng và mũi bệnh nhân qua mặt nạ thông khí áp chặt và kín khít. Trong trường hợp đặt ống khí quản, ống thở được luồn qua miệng hoặc mũi xuống khí quản. Trong trường hợp phải mở khí quản, thì điểm tiếp xúc trực tiếp với khí quản là qua một lỗ nhỏ ở họng.

Bệnh nhân sử dụng máy trợ thở sẽ không thể ăn hoặc nói, và được cho ăn qua một ống xông. Thông khí có xâm nhập gây cảm giác rất khó chịu nên bệnh nhân thường được gây mê trong suốt thời gian điều trị.

Xem ngay: Máy trợ thở giá bao nhiêu? (Bảng giá mới nhất)

Có mấy loại máy thở?

Máy thở nhìn chung được chia thành 2 loại là máy thở áp lực dương và máy thở áp lực âm. 2 loại máy thở này đều được nghiên cứu và chia ra làm các loại máy với công dụng và chức năng gần như giống nhau nhưng có đôi chỗ khác biệt.

Việc nghiên cứu và phân loại máy thở là nền móng để các loại máy thở hiện đại được sử dụng rộng rãi, mang lại ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn đối với y tế nói riêng và cộng đồng nói chung.

Các loại máy thở hiện nay?

Cac-loai-may-tho
Các loại máy thở hiện nay

Máy thở áp lực dương

Thiết kế của máy thở áp suất dương hiện đại chủ yếu dựa trên sự phát triển kỹ thuật của quân đội trong Thế chiến thứ hai để cung cấp oxy cho phi công chiến đấu ở độ cao lớn. Những máy thở như vậy đã thay thế phổi bằng sắt khi các ống nội khí quản an toàn với vòng bít thể tích cao / áp suất thấp được phát triển.

Sự phổ biến của máy thở áp suất dương đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch bại liệt vào những năm 1950 ở Scandinavia và Mĩ là sự khởi đầu của liệu pháp thông khí hiện đại. Áp lực dương thông qua việc cung cấp 50% oxy bằng tay thông qua mở khí quản ống dẫn đến giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bại liệt và liệt hô hấp. Tuy nhiên, do lượng nhân lực cần thiết cho sự can thiệp bằng tay như vậy, máy thở áp suất dương cơ học ngày càng trở nên phổ biến.

Máy thở áp lực dương hoạt động bằng cách làm tăng áp lực đường thở của bệnh nhân thông qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Áp suất dương cho phép không khí tràn vào đường thở cho đến khi hết thở máy thở. Sau đó, áp lực đường thở giảm xuống 0, và độ co giãn của thành ngực và phổi đẩy thể tích thủy triều - thở ra thông qua thở ra thụ động.

- Máy thở xâm lấn

Máy thở xâm lấn là loại máy thở thông qua đặt nội khí quản, có hai dòng chính là cố định và di động.

+) Máy thở cố định:

Máy thở cố định là loại máy lớn, nhiều chức năng và được sử dụng tại chỗ trong Bệnh viện. Đây là các loại máy chuyên dụng, có nhiều loại khác nhau như: máy thở sơ sinh, máy thở cao tần, máy thở thường thậm chí là 1 máy có thể có đủ tất cả các chứng năng này. Đặc điểm: sử dụng máy nén khí ngoài hoặc khí nén trung tâm, cũng có thể sử dụng máy nén khí trong (thường là loại cánh quạt tạo áp lực blower hoặc Piston). Loại máy thở cố định được thiết kế để có thể chịu được tải cao, cường độ sử dụng tương đối lớn.

+) Máy thở di động

Máy thở di động có thể coi là phiên bản rút gọn của các máy thở cố định hướng đến việc di chuyển, cấp cứu nhanh như: trên xe cứu thương, di chuyển nội viện hoặc sử dụng tại nhà. Do là một phiên bản rút gọn nên loại này chỉ có các chức năng cơ bản nhất để thở xâm lấn (ít mode) và thở không xâm lấn. Loại máy này thường dùng Piston để nén khí nên không chịu được cường độ sử dụng lớn, tuổi thọ ngắn nếu sử dụng nhiều.

- Máy thở không xâm lấn

may-tho-khong-xam-lan
Máy thở không xâm lấn hỗ trợ thở thông qua mask

Máy thở không xâm lấn là loại máy hỗ trợ thở, không thế thay thế hoàn toàn cho bệnh nhân. Thở thông qua các Mast mũi miệng, gọng mũi.

Bao gồm 2 loại:

+) Máy thở CPAP:

CPAP là gì? CPAP (Continuous positive airway pressure) - thông khí áp lực dương liên tục
Máy CPAP hoạt động dựa trên nguyên tắc tự tạo ra một luồng không khí để giữ cho đường hô hấp trên mở trong khi ngủ. Có nhiều loại máy khác nhau và các máy hiện đại đa phần đều nhỏ, tiện lợi và dễ sử dụng. Các dòng không khí được ép qua một ống thông qua một mặt nạ đi vào mặt sau của cổ họng. Đa phần các thiết bị CPAP đều thiết lập ở áp suất cố định.

+) Máy thở Bi-PAP:

Bi-PAP là gì? Bi-PAP (Bi-level positive airway pressure) - thông khí với hai ngưỡng áp lực dương.
Máy BIPAP ưu tiên được lựa chọn trong các trường hợp sau

  • Khi NCPAP thất bại
  • Cai máy thở cho những trường hợp bệnh nhi phải thở máy xâm nhập kéo dài hoặc là trẻ đẻ cực non hoặc cân nặng cực thấp.
  • Sử dụng ngay sau sinh hoặc sau liệu pháp INSURE đặt nội khí quản – bơm Surfactant – rút nội khí quản cho bệnh nhi sinh rất non hoặc cực non.

Máy thở áp lực âm

may-tho-ap-luc-am-phoi-sat
Máy thở áp lực âm phổi sắt

Máy thở áp lực âm như tên thường gọi là phổi sắt (iron lung). Phổi sắt bao kín lấy bệnh nhân, tạo ra khoảng chân không xung quanh cơ thể họ, buộc các xương sườn, và lồng ngực phải nở. Căn cứ vào đó, không khí sẽ tràn được vào phổi người bệnh theo 2 thì: thì thở vào và ra.

Trong thì thở vào: hệ thống hút tạo ra sự chênh lệch áp suất trong khoang phổi thép thấp hơn trong khoang lồng ngực làm nó giãn ra dẫn đến áp lực trong phổi thấp hơn áp lực khí quyển, từ đó không khí có thể di chuyển vào phổi. Trong thì thở ra: áp lực âm dần giảm dẫn đến khoang lồng ngực bệnh nhân có dấu hiệu xẹp dần từ đó không khí từ trong phổi có thể thoát ra ngoài, từ đó tạo ra chu kỳ thở giống với chu kỳ thở tự nhiên.

Tại sao máy thở lại quan trọng?

Máy thở ra đời là để phục vụ nhu cầu thở nhân tạo của con người. Khi một con người đang dần mất đi khả năng tự thở, lúc đó cần đến máy thở. Không có nó, bệnh nhân sẽ chết cho dù các bộ phận khác trên cơ thể như tim, não, ...vẫn hoạt động bình thường

  • Người bệnh không phải dùng năng lực của cơ thể để thở nên cơ hô hấp của người bệnh hoàn toàn có thời gian được nghỉ ngơi;
  • Cơ thể bệnh nhân có thời gian hồi phục;
  • Giúp người bệnh nhận đủ lượng oxy - loại bỏ carbon dioxide và các tạp chất lẫn;
  • Bảo vệ đường hô hấp và ngăn chặn tổn thương do hít phải dịch axit từ dạ dày.

Thở máy mang lại cho người bệnh tình trạng ổn định hơn trong khi bác sĩ sử dụng thuốc và phương pháp điều trị khác để điều trị bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng hơn.

Nhìn chung lại, máy thở là một công cụ vô cùng thiết yếu được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều khía cạnh của xã hội chứ không chỉ dừng lại ở góc độ y học. Tuy mang lại vô số lợi ích nhưng cũng không thể phủ nhận tác hại mà nó đem lại điển hình như thay đổi áp suất lồng ngực, thể tích phổi dẫn đến việc thay đổi các yếu tố quyết định đến hoạt động của tim mạch, do đó gây nên chẩn đoán sai của bác sĩ cho rằng nguyên nhân nằm ở biến cố về tim mạch.

Nhưng dù sao, trải qua hàng chục năm phát triển, máy thở vẫn là một “cánh tay phải” trong công cuộc cứu lấy sinh mạng hàng triệu con người trên Thế giới.

Một số rủi ro thường gặp khi sử dụng máy thở

Ngoài việc hỗ trợ quá trình thở dễ dàng hơn thì việc sử dụng máy thở vẫn tiềm ẩn một số rủi ro thường gặp như viêm phổi, xẹp phổi, ….

Viêm phổi

Sử dụng ống thở khiến bạn kho ho, mà ho giúp đường thở của bạn khỏi vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì không ho được nên cho phép vi khuẩn, vi rút  xâm nhập vào phổi của bạn và gây ra viêm phổi

Xẹp phổi

Khi sử dụng máy thở thì phổi của bạn không giãn nở hoàn toàn, điều này khiến các túi khí xẹp xuống và làm giảm lượng oxy đến máu của bạn.

Cục máu đông

Bạn sẽ phải nằm trên giường nhiều hoặc ngồi xe lăn khi dùng máy thở, vì vậy sẽ tăng nguy cơ đông máu.

Tổn thương dây thanh quản

Ống thở có thể làm hỏng dây thanh quản của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí vào phổi.

Câu hỏi thường gặp

Thở máy có đau không?

Máy thở cung cấp áp suất không khí để giữ cho phổi mở và ống giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong phổi dễ dàng hơn. Ống thở có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng nó thường không gây đau đớn.
 

Có thể bị tổn thương não do thở máy không?

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện trên chuột trong phòng thí nghiệm, tổn thương não có thể là hậu quả của việc sử dụng máy thở cung cấp thông khí cơ học trong thời gian ngắn.
 

Điều gì sẽ xảy ra khi bỏ máy thở?

Sau khi ngừng thông khí mà không có sự chuẩn bị thích hợp, tình trạng tiết quá nhiều ở đường hô hấp thường xảy ra, dẫn đến 'tiếng kêu lục cục'. Máy đặt sau rút nội khí quản có thể làm cho người thân nhận thấy bệnh nhân bị nghẹt thở và đau đớn.
Call Zalo Messenger